Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm

Ăn quá nhiều các loại bánh kẹo, thức ăn nhiều dầu mỡ quá nhiều trong dịp Tết có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ có thể thực hiện những gợi ý đơn giản dưới đây để giúp con xử trí tình trạng này.

Những ngày đầu năm mới là cơ hội để trẻ được ăn thỏa thích các loại bánh kẹo, mứt Tết và đa dạng các loại thức ăn ngon. Lịch sinh hoạt, ăn uống cũng không cố định như những ngày bình thường. Đây có thể là những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng cơ vòng bị co thắt gây ra những triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hậu quả của rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch giảm sút, trí não và thể chất chậm phát triển.

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học, đúng nhu cầu, phù hợp lứa tuổi. Nên hạn chế sở thích ăn vặt giữa các bữa ăn để bé ăn ngon miệng hơn trong bữa chính.

Khi chế biến thức ăn, cha mẹ chú ý ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để dạ dày trẻ nhanh chóng phục hồi và hấp thụ nhiều dưỡng chất.

Những nhóm thực phẩm đa dạng dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách cân đối khẩu phần ăn hàng ngày khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Thành phần chất xơ trong ra xanh giúp hệ đường ruột của bé hoạt động tốt hơn. Chất xơ còn giúp loại bỏ những chất bã thừa trong đường ruột hoặc những thức ăn không tiêu. Vitamin và chất khoáng trong rau xanh cũng giúp cơ thể trẻ tiêu hóa chất béo không lành mạnh hấp thu vào.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên tăng cường các loại rau xanh giàu chất xơ như măng tây, cà rốt, bông cải xanh, bắp cải, bí đao, súp lơ, dưa leo... nhằm giúp hệ đường ruột sớm trở về trạng thái cân bằng sau Tết.

Trái cây

Thành phần enzym và prebiotics trong nhiều loại trái cây tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn thường gặp trong những ngày Tết.

Cha mẹ nên tích cực cho trẻ ăn một số loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa như như chuối, bơ, nho, xoài, kiwi, dưa lê, dưa lưới, dưa hấu, đu đủ, đào, mận, dâu tây... để tăng cường sức mạnh đường ruột.

Cơm ướt, cháo loãng

Tinh bột từ lúa gạo hoàn toàn thích hợp với hệ tiêu hóa của bé. Bạn có thể dùng gạo nấu cháo hoặc cơm ướt cho trẻ ăn cùng các thực phẩm khác khi con có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

Nhóm thức ăn giàu đạm

Thức ăn chứa nguồn protein dồi dào là một trong bốn nhóm dinh dưỡng chính giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng nên ăn đầy đủ các thực phẩm giàu đạm động vật và đạm thực vật.

Thức ăn giàu đạm thực vật tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể kể đến như họ nhà đậu, đậu phụ, bơ đậu phộng, khoai tây... Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu đạm động vật giúp hệ tiêu hóa trẻ dễ dàng làm việc bao gồm thịt gà, thịt heo nạc, thịt bò nạc, trứng.

Sữa chua

Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu các lợi khuẩn đường ruột probiotics. Nguồn lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cân bằng. Trường hợp trẻ có dấu hiệu không bình phục, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị thích hợp.

Theo Minh Cát/ Phụ nữ Sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-sau-tet-day-la-dieu-cha-me-nen-lam-350315)

Tin cùng nội dung

  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY