Bạn nên biết hôm nay

Trẻ mắc Covid nhẹ vẫn có thể gặp di chứng

TP HCM-Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng cho biết các triệu chứng hậu Covid như rối loạn giấc ngủ, suy giảm vận động, trí nhớ... được ghi nhận ở cả trẻ F0 bệnh nhẹ, không triệu chứng.

Bệnh viện nhi đồng thành phố đang điều trị 75 trẻ bị di chứng covid-19 viêm đa hệ thống, tuổi từ 11 tháng đến 16. trong đó, phổ biến là nhóm 8-11 tuổi. ngoài ra, khoảng hơn 100 bệnh nhi (chủ yếu dưới 5 tuổi) mắc di chứng covid nhẹ khám ngoại trú. trung bình, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5-10 bé gặp các di chứng hậu covid. bác sĩ tiến nói "các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ f0 trẻ em bị hậu covid dao động 5-16%".

Theo ông tiến, nhóm trẻ bệnh nặng, nguy kịch phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực, tỷ lệ gặp các di chứng hậu covid nặng hơn như khó thở, các vấn đề về hô hấp, tổn thương gan, thận, giảm chức năng cơ tim..., đặc biệt là tình trạng viêm đa hệ thống. đây là hội chứng đặc trưng chỉ xảy ra ở trẻ em mắc covid, chưa ghi nhận ở người lớn. nếu phát hiện, điều trị trễ, hội chứng có thể dẫn đến suy tim và t* vong.

Các triệu chứng thường biểu hiện sau 2-6 tuần, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, đỏ da, lưỡi đỏ, các ngón tay chân sưng nhẹ, hồng ban, tim đập nhanh, mạch vành giãn. Khoảng 1-2 tháng sau đợt dịch cao điểm vừa qua, các bệnh viện nhi tại TP HCM, các tỉnh miền Tây, Hà Nội... lần lượt ghi nhận số trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống khi khỏi Covid-19 gia tăng.

Trong khi đó, ở nhóm trẻ bệnh nhẹ, không có triệu chứng, các di chứng covid có mức độ nhẹ hơn như ảnh hưởng giấc ngủ, tâm lý, vận động, thần kinh...

Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh quan sát, theo dõi trẻ kỹ sau khi khỏi Covid. Nếu phát hiện con có các triệu chứng như hay quên bài, giảm trí nhớ, sa sút trong học tập, giảm tập trung, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ, thở mệt hồi hộp, đánh trống ngực, thở đàm nhiều, đi lại cơ yếu, khó khăn trong leo cầu thang, dễ mệt khi gắng sức, hụt hơi... cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

Sau thời cách ly hoặc điều trị tại bệnh viện, tâm lý trẻ cũng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bên trong như lo lắng và trầm cảm; các triệu chứng bên ngoài như hành vi gây rối và chống đối; các triệu chứng thể chất liên quan đến căng thẳng như đau đầu, mệt mỏi. Cha mẹ nên đóng vai trò chuyên gia tâm lý ở bên cạnh con, chia sẻ yêu thương, giải thích thấu đáo để trẻ hiểu về chủng virus mới, cách bảo vệ, sống chung an toàn, giúp con không hoang mang hay sợ hãi.

"Nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, chế độ ăn uống cân bằng theo lứa tuổi, thể trạng; tăng cường các loại trái cây, rau củ, nước cam... để cung cấp các vitamin A, C, D, từ đó nâng cao đề kháng", chuyên gia khuyến cáo.

Một trẻ bị viêm đa hệ thống hậu covid điều trị tại bệnh viện nhi đồng thành phố. ảnh. bệnh viện nhi đồng thành phố

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-mac-covid-nhe-van-co-the-gap-di-chung-4428148.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY