Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ nhập viện do sốt xuất huyết tăng

Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Nhật Trường, Phó Trưởng Khoa Sốt xuất huyết (SXH), Bệnh viện (BV) Nhi đồng TP Cần Thơ, cảnh báo gần đây bệnh nhi bị SXH nhập viện tăng cao so với đầu năm 2022 và diễn tiến nặng nhiều hơn. Trong mùa mưa, SXH có nguy cơ bùng phát, nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

bác sĩ nguyễn huỳnh nhật trường, phó trưởng khoa sốt xuất huyết (sxh), bệnh viện (bv) nhi đồng tp cần thơ, cảnh báo gần đây bệnh nhi bị sxh nhập viện tăng cao so với đầu năm 2022 và diễn tiến nặng nhiều hơn. trong mùa mưa, sxh có nguy cơ bùng phát, nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Thường các năm, từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa của bệnh SXH, nhưng năm nay từ cuối tháng 4, bệnh đã bắt đầu tăng nhanh. Khoa SXH, BV Nhi đồng TP Cần Thơ, hiện nay thực kê 52 giường, nhưng số ca nằm viện luôn trên 60 trẻ. Ðiểm đáng lo là số ca bệnh tăng và diễn tiến bệnh cũng nặng hơn.

Cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, CDC Cần Thơ kiểm tra mật độ
lăng quăng tại nhà dân. Ảnh: THIÊN THANH

Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Nhật Trường cho biết: Nếu trẻ sốt 1-2 ngày có thể điều trị tại nhà, uống Thu*c hạ sốt, đi khám bác sĩ tư..., nhưng nếu trẻ sốt đến ngày thứ 3, ngay trong mùa mưa, bệnh SXH đang tăng thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ khám, xét nghiệm chẩn đoán chính xác. Phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh SXH thường diễn tiến nặng từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Với trẻ nhũ nhi, thừa cân, béo phì, trẻ có bệnh lý nền có nguy cơ bị nặng hơn các trẻ khác, cần được quan tâm, theo dõi, điều trị tích cực hơn. Ở BV Nhi đồng TP Cần Thơ, các trẻ có chẩn đoán SXH đều được bác sĩ chỉ định nhập viện để theo dõi, điều trị.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, từ đầu năm 2022 đến ngày 11-5-2022, toàn thành phố ghi nhận 394 ca SXH, giảm 46 ca so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, quận Thốt Nốt cao nhất với 100 ca, quận Ninh Kiều 81 ca, huyện Cờ Ðỏ có 46 ca. Tuy số ca SXH tính trên toàn thành phố có giảm so với cùng kỳ, nhưng các quận, huyện như: Thốt Nốt, Cờ Ðỏ, Thới Lai, Phong Ðiền và Vĩnh Thạnh đều có số ca tăng cao hơn so với cùng kỳ. Mùa mưa năm nay đến sớm. Ðây là mùa thích hợp để lăng quăng, muỗi sinh sản và truyền bệnh cho người, khiến dịch SXH bùng phát nếu người dân lơ là, mất cảnh giác.

Ngày 11-5-2022, đoàn cán bộ CDC TP Cần Thơ đã đến kiểm tra công tác phòng, chống SXH, giám sát côn trùng (muỗi) ở xã Thạnh Phú (huyện Cờ Ðỏ) và xã Thạnh Mỹ (huyện Vĩnh Thạnh). Hai xã này ghi nhận số ca SXH tăng. Từ đầu năm 2022 đến nay, xã Thạnh Phú (huyện Cờ Ðỏ) có 3 ca, 1 ổ dịch. Trong đó có 2 ca được phát hiện ngày 7-5, là hai anh em trong cùng một gia đình. Bà Nguyễn Thị Mịn, ở ấp Thạnh Phước, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Ðỏ, là bà nội của hai trẻ mắc SXH, cho biết: “Tôi có hai cháu trai, đứa học lớp 2, đứa học lớp 4. Chiều ngày 6-5, hai cháu có biểu hiện nhức đầu, nóng sốt, uống Thu*c nhưng không bớt. Ngày hôm sau, vẫn không thấy bớt mà còn bị nôn ói nên gia đình đưa đến BV Nhi đồng TP Cần Thơ khám, được chẩn đoán là bị SXH. Nay hai cháu đã khỏe, được xuất viện”.

Theo Trạm Y tế xã Thạnh Phú, sau khi phát hiện ổ dịch SXH, Trạm Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế xử lý ổ dịch, phun Thu*c bán kính 200m xung quanh ổ dịch, đồng thời vận động người dân vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, thả cá diệt lăng quăng, diệt muỗi.

Tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, từ đầu năm đến nay có 13 ca SXH, 3 ổ dịch. Trong đó, chỉ riêng cuối tháng 4 và đầu tháng 5, có tới 11 ca SXH và 2 ổ dịch. Các ca bệnh tập trung nhiều ở ấp Qui Long (7 ca), ấp Lân Quới (3 ca). Theo lãnh đạo Trạm y tế xã Thạnh Mỹ, dịch SXH có chiều hướng tăng, các ca bệnh rải rác nên trạm phun diện rộng với bán kính 300m, phun 2 lần. Trong đó, có 3 trẻ học tại Trường Tiểu học Thạnh Mỹ, y tế xã phối hợp với trường học, xử lý ổ dịch tại trường, vận động vệ sinh môi trường, tuyên truyền vận động học sinh, giáo viên nâng cao ý thức phòng, chống dịch. Ðồng thời, ngày 12-5-2022, xã Thạnh Mỹ đã tiến hành ra quân chiến dịch phòng, chống SXH tại ấp Qui Long, nhằm ngăn chặn dịch bùng phát.

Trước tình hình dịch SXH tăng nhanh, BS Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch Y tế quốc tế, CDC Cần Thơ, đề xuất các trạm y tế phối hợp chính quyền địa phương, cộng tác viên thực hiện ra quân chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng, chống bệnh SXH. Trong đó tập trung tuyên truyền, vận động người dân vệ sinh môi trường xung quanh, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, ngủ mùng kể cả ban ngày, diệt lăng quăng, diệt muỗi... để chủ động phòng dịch hiệu quả.

THIÊN THANH - H.HOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/tre-nhap-vien-do-sot-xuat-huyet-tang-a146852.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY