Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ nhỏ ngủ quá ít tăng nguy cơ bị rối loạn hành vi sau này

Nghiên cứu mới của Mỹ chỉ ra rằng ngủ quá ít khi nhỏ có liên quan tới các rối loạn nhận thức và hành vi sau này.
Các phụ huynh và giáo viên cho biết có nhiều rối loạn hành vi hơn ở trẻ 7 tuổi không ngủ đủ khi còn nhỏ hoặc học mẫu giáo so với những trẻ ngủ đủ trong những năm đầu đời.

Tác giả chính của nghiên cứu, Elsie Taveras cho biết: “Những trẻ không được ngủ đủ gặp nhiều khó khăn hơn khi tập trung, kiểm soát cảm xúc và cũng có nhiều rối loạn hành vi”.

TS Taveras và cộng sự đã phân tích dữ liệu trên 1.046 trẻ từ một nghiên cứu theo dõi trẻ trước khi sinh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã hỏi các bà mẹ về thời gian ngủ của trẻ khi 6 tháng, 3 tuổi và 7 tuổi. Các bà mẹ cũng hoàn thành các bảng hỏi sức khỏe mỗi năm.

Ngủ không đủ được định nghĩa là ngủ dưới 12 tiếng ở trẻ sơ sinh, dưới 11 tiếng ở trẻ 3-4 tuổi và dưới 10 tiếng ở trẻ 5-6 tuổi.

Các bà mẹ và giáo viên được yêu cầu đánh giá chức năng kiểm soát và hành vi của trẻ sử dụng bảng hỏi khi trẻ lên 7 tuổi.

Những trẻ ngủ ít hơn 10 tiếng mỗi ngày ở độ tuổi 3-4 có điểm số thấp hơn từ cả mẹ và giáo viên so với những trẻ thường ngủ lâu hơn.

Kết quả này tương tự ở trẻ 5 tới 7 tuổi ngủ ít hơn 9 tiếng mỗi đêm.

Thời gian ngủ từ giữa 6 tháng tới 2 tuổi không liên quan tới điểm số khi 7 tuổi.

Kết quả này phù hợp với những kết quả nghiên cứu ở các độ tuổi khác nhau.

BS Thu Vân

(Theo Timesofmalta)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tre-nho-ngu-qua-it-tang-nguy-co-bi-roi-loan-hanh-vi-sau-nay-n129364.html)

Tin cùng nội dung

  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY