PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, việc trẻ nhỏ nhiễm covid-19 không phải là điều nằm ngoài dự đoán. Theo thống kê thì tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh ít hơn, chứ không phải trẻ nhỏ không có khả năng bị lây.
Trong khi ở trẻ nhỏ là có biểu hiện ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các dấu hiệu như tím tái hoặc chỉ số oxy trong máu <90%, suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực). Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng như: không thể uống/bú được, rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn mê), co giật. Có thể có các dấu hiệu khác của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh.
Về điều trị, nếu trẻ bị suy hô hấp ở mức độ nhẹ-vừa thì sẽ được cho thở oxy để đạt đích là chỉ số oxy trong máu > 92%. Nếu trẻ có dấu hiệu cấp cứu như khó thở nặng, tím tái, sốc, hôn mê, co giật… cần cung cấp oxy trong quá trình cấp cứu để đạt đích là số oxy trong máu > 94%.
Theo PGS.TS. Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 lại thấp hơn các nhóm khác do các dữ liệu liên quan đến đặc điểm môi trường, miễn dịch của trẻ, đặc điểm của virus vẫn đang được nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, người thân nên giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây bệnh. Đặc biệt, với những trẻ có bệnh lý nền, cha mẹ cần giữ gìn sạch sẽ vệ sinh cá nhân của trẻ, vệ sinh môi trường và tiêm phòng cho trẻ đầy đủ.
Quảng An