Bé chào đời hôm nay

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài do đâu?

Sôi bụng, đi ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, đôi khi bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài

Sôi bụng đi ngoài ở trẻ thường bị gây nên bởi sự nhiễm khuẩn của cả virut lẫn vi trùng, đôi khi có thể là do bị ngộ độc thực phẩm hoặc trong một vài trường hợp là do các ký sinh trùng gây nên.

Nhiễm khuẩn virut và vi trùng:

- các loại virut như rotovirus, adenovirus, calicivirus, astrovirus, và influenza là nguyên nhân gây ra sôi bụng và đi ngoài ở trẻ.

- Các loại vi khuẩn gồm có: Khuẩn salmonella, shigella, staphylococcus, campylobacter và khuẩn coli (thường thấy trong thịt sống và một số nguồn thực phẩm khác – đây là một loại vi khuẩn khá nguy hiểm).

Uống quá nhiều nước ép

Một số trẻ sơ sinh 5, 6 tháng đã được cha mẹ cho ăn dặm và thường xuyên bổ sung nước ép hoa quả. tuy nhiên, các loại nước ép hoa quả đóng chai do có chứa đường nhân tạo và nồng độ cao chất fructose sẽ khiến cho trẻ bị đau bụng và đi ngoài. bên cạnh đó, theo khuyến cáo mới từ viện hàn lâm nhi khoa hoa kỳ thì trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng nước ép hoa quả.

Vì thế, cha mẹ hãy thật cẩn thận khi cho trẻ sơ sinh dùng nước ép hoa quả, nếu muốn hãy hỏi bác sĩ.

tre so sinh bi soi bung va di ngoai do dau? - 1

Uống quá nhiều nước ngọt đóng chai cũng khiến trẻ sôi bụng, đi ngoài. (Ảnh minh họa)

Sữa

Pha sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị sôi bụng và đi ngoài. vì vậy, cha mẹ nên kiểm tra và chắc chắn là mình đã pha đúng công thức với đủ lượng nước cần thiết.

Ngộ độc, dị ứng thực phẩm

Protein từ sữa là loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất vì vậy cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa bò khi chưa đủ 1 tuổi. Sữa công thức có sử dụng sữa bò hoặc các thực phẩm làm từ sữa cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị đi ngoài. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác cũng dễ gây dị ứng như: trứng, lạc, đậu nành, các loại hạt, ngũ cốc và các loại hải sản.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài là hai triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất. sau đó, bé sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng. trẻ có sẽ bị đi ngoài ra phân lỏng 3 lần hoặc hơn trong một ngày và trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

Cách xử lý

Cho trẻ dùng Thu*c

Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì việc hạn chế cho con dùng Thu*c là rất nên làm nhưng với những trường hợp trẻ bị nặng, bố mẹ nên cho bé uống Thu*c theo chỉ định của bác sĩ. có thể cho trẻ dùng một vài loại Thu*c kháng sinh. trong trường hợp trẻ bị đi ngoài quá nhiều thì cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Mẹ có thể nghiền chuối cho con ăn để giúp bụng bé "êm" hơn. (Ảnh minh họa)

Cân bằng bữa ăn:

Nếu như trẻ đang trong quá trình ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm ngọt dịu và có chứa tinh bột như: chuối, táo xay hoặc cháo. Còn nếu như trẻ vẫn đang bú mẹ thì người mẹ nên cân bằng bữa ăn và nên tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ.

Trẻ đang bị đau bụng, đi ngoài thì nên tránh những loại thực phẩm:

- Thực phẩm dầu mỡ.

- Thực phẩm được làm từ sữa

- Thực phẩm nhiều ngọt như bánh, kẹo,…

>> Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nắm rõ nguyên nhân để biết cách chữa trị chính xác

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín.

Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ - Eva.vn.

Theo Ngọc Quỳnh (Dịch từ PPC, Babycenter) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-bi-soi-bung-va-di-ngoai-do-dau-c10a333096.html)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY