Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này

Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và chỉ số xét nghiệm bệnh Gout để chẩn đoán bệnh lý này. Đây được xem là bước quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

gout (gút) là bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp ở nam giới. để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng cụ thể và kết quả từ những cuộc xét nghiệm. xét nghiệm bệnh gout được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh lý này.

Bệnh gút cần xét nghiệm gì?

Gút hình thành do sự lắng đọng muối urat tại khớp, nguyên nhân trực tiếp là do nồng độ axit uric tăng cao. chính vì bản chất khác biệt so với những bệnh xương khớp thông thường mà bạn cần thực hiện các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh lý này.

1. Xét nghiệm axit uric máu

Xét nghiệm axit uric trong máu là yếu tố cần thiết và bắt buộc trong quá trình chẩn đoán gút. nồng độ axit uric trung bình trong máu ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và nữ giới không quá 6 mg/dl.

Tuy nhiên không hẳn axit uric cao sẽ bị bệnh Gút, chỉ số axit uric từ 7 – 9 mg/dl và cơ thể không phát sinh cơn đau được xem là hội chứng tăng axit uric không triệu chứng. Ở trường hợp này bác sĩ sẽ hướng dẫn cách làm giảm nồng độ axit uric bằng chế độ dinh dưỡng.

Nếu axit uric cao trên 10 mg/dl, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm một vài lần để chắc rằng chỉ số này phản ánh đúng mức độ axit uric trong cơ thể bạn. trong trường hợp axit uric cao nhưng chưa phát sinh cơn đau, bác sĩ thường chỉ định Thu*c hạ axit uric để kiểm soát và làm giảm thành phần này.

Một vài trường hợp thực hiện xét nghiệm máu khi cơ thể đã phát sinh cơn đau gút cấp tính. nếu nồng độ axit uric trên 7 mg/dl thì nguy cơ bạn mắc bệnh gút là rất cao.

2. Xét nghiệm axit uric niệu 24 giờ

Xét nghiệm axit uric niệu 24 giờ nhằm xác định nồng độ axit uric được bài tiết trong vòng 1 ngày. xét nghiệm này xác định nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng là do cơ thể tăng sản sinh axit uric hoặc là do thận giảm bài tiết.

Axit niệu trong vòng 24h của người khỏe mạnh thường nằm ở mức 600 mg. nếu chỉ số thấp hơn có nghĩa là khả năng đào thải axit uric của thận bị giới hạn. xét nghiệm axit uric niệu trong vòng 24 giờ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

3. Xét nghiệm dịch khớp

Dịch khớp là chất lỏng nhầy được tìm thấy tại các khớp. dịch nhầy này giúp giảm ma sát và giúp khớp vận động dễ dàng. bệnh nhân gút thường xuất hiện tinh thể muối urat tại khớp và phát sinh cơn đau. vì vậy việc chọc hút dịch khớp để xét nghiệm sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Xét nghiệm dịch khớp cũng là xét nghiệm thường gặp trong quá trình chẩn đoán những bệnh lý xương khớp khác.

4. Xét nghiệm chức năng thận

Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc axit uric, nếu thận gặp vấn đề quá trình đào thải axit uric sẽ bị giới hạn. Dần dần thành phần này sẽ lắng đọng và gia tăng trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Bác sĩ sẽ tiến hành xác định những chỉ số trong thận như ure, protein niệu, creatinin,… để xác định chức năng thận và tìm hướng điều trị phù hợp.

Ngoài những xét nghiệm nói trên, bác sĩ có thể chỉ định chụp x – quang để quan sát rõ tinh thể muối urat tích tụ tại khớp. hoặc tiến hành xét nghiệm bạch cầu tăng hay giảm, chụp ct để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà bạn gặp phải.

Xét nghiệm bệnh gout có cần nhịn ăn không?

Chỉ số axit uric có thể bị ảnh hưởng nếu trong thời gian gần đó bạn có sử dụng một số loại Thu*c làm tăng axit uric trong máu. hãy trình bày tình trạng sức khỏe và các loại Thu*c bạn đang sử dụng với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để bác sĩ có hướng giải quyết nhằm giúp kết quả xét nghiệm khách quan và chính xác nhất. ngoài ra, bạn cần nhịn ăn trong 4 – 8 giờ trước khi lấy máu để xét nghiệm axit uric.

Trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhịn ăn hoặc điều chỉnh thực đơn để xác định nguyên nhân khiến axit uric tăng cao. hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong mọi trường hợp để kết quả xét nghiệm phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.

Xét nghiệm gút ở đâu và chi phí thực hiện

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm bệnh gout. bạn có thể tham khảo một số địa chỉ được chúng tôi tổng hợp để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn địa chỉ uy tín.

    Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Về chi phí xét nghiệm bệnh gút chúng tôi không thể cung cấp con số chính xác. tổng chi phí phụ thuộc vào các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định, cơ sở y tế thực hiện và tình trạng bệnh lý của từng người. bạn có thể liên hệ với bệnh viện để được tư vấn cụ thể trước khi lựa chọn nơi khám và chữa bệnh.

Khi xét nghiệm bệnh gút bạn nên tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe. mọi thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên cụ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/xet-nghiem-benh-gout)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY