Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Từ ngày 1/7/2019, người bệnh được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh như thế nào?

Từ ngày 1/7/2019, tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn 1602/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trong cả nước, BHXH Bộ Quốc phòng; BHXH Công an nhân dân về việc áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP trong BHYT.

Trước đó, ngày 9/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng- tăng 100.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành.

Mức lương cơ sở này dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Để thống nhất thực hiện BHYT theo đúng quy định (kể cả trường hợp người tham gia BHYT vào viện trước ngày 01/7/2019 nhưng ra viện từ ngày 01/7/2019), BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh thông báo để các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn từ ngày 01/7/2019 thực hiện xác định mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.

BHYT góp phần chia sẻ gánh nặng tài chính cho nhiều người bệnh khi không may ốm đau, bệnh tật

Cụ thể, người bệnh được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (15% mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng);

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (06 tháng lương cơ sở tương đương với 8.940.000 đồng).

Đồng thời, xác định mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về mức thanh toán trực tiếp.

Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau: Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh (0,15 lần mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng);

Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện (0,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 745.000 đồng).

Với những người được thanh toán tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở thì số tiền được thanh toán là 1,49 triệu đồng;

Với những người được thanh toán tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở thì số tiền được thanh toán là 3,725 triệu đồng.

Đồng thời, mức thanh toán chi phí vật tư y tế cho 01 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật theo Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BYT không quá 45 tháng lương cơ sở sẽ tăng lên, tương đương 67,05 triệu đồng.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết quý I/2019, cả nước có trên 83,4 triệu người tham gia BHYT, đạt 98% kế hoạch, trong đó có 15,7 triệu người tham gia theo diện hộ gia đình, với tổng số thu đạt 22,2% kế hoạch Chính phủ giao.

Trong khi đó, tổng chi khám chữa bệnh BHYT trong toàn quốc là 22.697 tỉ đồng, với hơn 41,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT. Cũng trong năm nay, cả nước có 2.429 cơ sở khám chữa bệnh được ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, tăng 113 cơ sở so với năm ngoái; tỉ lệ liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc đạt 97,82%.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tu-ngay-1-7-2019-nguoi-benh-duoc-quy-bhyt-thanh-toan-chi-phi-kham-chua-benh-nhu-the-nao-n157857.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi đi tái khám trước vài ngày có được không (tôi có BHYT)? Vì tôi có công việc đột xuất không khám đúng ngày BS chỉ định được. Nếu tái khám trễ vài ngày thì không có Thu*c uống tiếp. Xin cảm ơn! (Kim Dien)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY