Tin tức hôm nay

Tin tức

Tuân thủ 4 bước để tránh lây nhiễm chéo khi đi lấy mẫu xét nghiệm

Xét nghiệm trên diện rộng thần tốc và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng là hai mũi giáp công của Hà Nội trong giai đoạn này. Làm thế nào bảo vệ chính mình khỏi lây nhiễm chéo là vấn đề rất nhiều người quan tâm.

Hà nội đang triển khai công tác lấy mẫu 100% dân số trên toàn thành phố. để giảm thời gian giãn cách xuống, theo bộ trưởng y tế nguyễn thanh long phải phát hiện bằng được, tầm soát bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch một cách triệt để, từ đó nới lỏng dần dần việc giãn cách để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. do đó vấn đề xét nghiệm rất quan trọng.

Với sự chi viện về nhân lực từ 11 tỉnh, thành phố cho Hà Nội triển khai hoạt động xét nghiệm, tiêm chủng, bắt đầu từ 2 ngày qua, Hà Nội đã tiến hành lấy mẫu trên diện rộng tại tất cả các khu dân cư.

Bộ y tế cũng đã điều động nhân lực của các bệnh viện trung ương, các trường đại học ở trung ương trên địa bàn để hỗ trợ cho hà nội. mặt khác, bộ y tế cũng giao những phòng xét nghiệm của bộ trên địa bàn hà nội huy động tối đa để làm sao phục vụ cho xét nghiệm của thủ đô.

Bộ y tế đã đề nghị tp hà nội tập huấn cho người dân để người dân có thể tự lấy mẫu xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế và lực lượng tình nguyện.

Trước một số ý kiến cho rằng hà nội thực hiện xét nghiệm 100% toàn dân sẽ lãng phí, bộ trưởng nguyễn thanh long cho biết muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. không có cách nào khác để chúng ta ngăn chặn phát hiện sớm nếu không xét nghiệm. nếu chúng ta không làm điều đó, có nghĩa là chúng ta chấp nhận trong cộng đồng vẫn phải có người lây nhiễm”.

(Đồ họa: TRẦN LAM)

Trước việc phải lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, có nguy cơ lây nhiễm chéo, ông khổng minh tuấn, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội cho biết, các hướng dẫn chuyên môn của bộ y tế được ban hành rất rõ về việc thay găng và sát khuẩn trước khi lấy mẫu. nhân viên y tế cũng đã được tập huấn kỹ năng này.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho bản thân, người đi lấy mẫu cần tuân thủ 4 bước bao gồm: luôn đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách, an toàn lấy mẫu và chủ động tẩy trùng. Trong đó, người dân có quyền giám sát nhân viên y tế, yêu cầu họ sát khuẩn trước khi lấy mẫu để tự bảo vệ chính mình.

Phương pháp xét nghiệm hiện nay bộ y tế hướng dẫn các địa phương là gộp mẫu (có thể gộp 10) trong trường hợp có thể thì giá thành xét nghiệm rất rẻ; các “vùng đỏ” xét nghiệm nhiều lần nhưng đối với “vùng xanh” phải làm xét nghiệm để biết không có mầm bệnh, từ đó yên tâm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/tuan-thu-4-buoc-de-tranh-lay-nhiem-cheo-khi-di-lay-mau-xet-nghiem-664368/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY