Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Vaccine phòng COVID-19 ngoại đầu tiên đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Bộ Y tế vừa phê duyệt lưu hành vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca; đơn vị này đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều trong năm 2021.

Tại cuộc họp thường trực chính phủ chiều ngày 29/1/2021 tổ chức bên lề đại hội đảng lần thứ 13, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long cho biết: hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành Thu*c của bộ y tế đã phê duyệt vaccine phòng covid-19 của astra zeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. đây là vaccine covid-19 đầu tiên được bộ y tế cấp phép lưu hành tại việt nam.

Theo đó, astra zeneca đã cam kết cung cấp cho việt nam khoảng 30 triệu liều trong năm 2021, đồng thời bộ y tế vẫn tiếp tục làm việc với các đối tác để có thể tăng thêm số lượng vaccine cho việt nam. dự kiến trong quý i năm nay, vaccine của astra zeneca sẽ có mặt việt nam và được tiêm cho người dân.

Bên cạnh đó, bộ y tế cũng đang chủ động, tích cực đàm phán với pfizer, moderna và một số nhà sản xuất vaccine khác để có thêm vaccine cho việt nam.

Đối với vaccine trong nước, bộ y tế tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao và yêu cầu các đơn vị chủ động, khẩn trương triển khai việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và tiến hành sản xuất để sớm có vaccine phục vụ người dân.

Hiện việt nam đã có 2 vaccine phòng covid-19 đang đến giai đoạn thử nghiệm trên người gồm: vaccine nanocovax do công ty nanogen sản xuất đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 ngay trong đầu tháng 2/2021; và vaccine covivax của viện vaccine và sinh phẩm y tế nha trang (ivac) đã được khởi động thử nghiệm giai đoạn 1 ngày 21/1/2021, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 2/2021 để tiếp tục triển khai giai đoạn 2 trong tháng 3/2021.

Tạ Nguyên/báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/vaccine-phong-covid19-ngoai-dau-tien-da-duoc-cap-phep-luu-hanh-tai-viet-nam-20210130061622723.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY