Kinh tế xã hội hôm nay

Vì sao ca COVID-19 ở TP.HCM xét nghiệm lần 3 mới dương tính nCoV?

Sau khi cách ly tập trung và có 2 lần xét nghiệm âm tính, nam tiếp viên hàng không được về nhà, nhưng lần xét nghiệm thứ 3 khẳng định người này mắc COVID-19.

Chiều 29/11, bộ y tế công bố một nam tiếp viên hàng không dương tính với virus sars-cov-2 (bệnh nhân 1342). người này cách ly tập trung tại khu cách ly do hãng hàng không vietnam airlines quản lý từ ngày 14 đến 18/11.

Đáng chú ý, sau khi có 2 lần xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh covid-19, bệnh nhân được cho về cách ly tại nhà. tuy nhiên, sáng 28/11, kết quả xét nghiệm lần 3 khẳng định nam tiếp viên dương tính với sars-cov-2.

Theo tiến sĩ lê văn duyệt, trưởng phòng xét nghiệm vi sinh - sinh học phân tử, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (hà nội), trường hợp bệnh nhân phải tới lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính khá thường gặp.

Nguyên nhân của tình trạng này đến từ 3 yếu tố: Số lượng virus, thời gian ủ bệnh và công tác lấy mẫu xét nghiệm.

"để có kết quả xét nghiệm dương tính, cơ thể bệnh nhân phải chứa một lượng virus ở ngưỡng nhất định. ngoài ra, sars-cov-2 thường tồn tại ở đường hô hấp dưới, kết hợp cơ chế cụ thể khiến kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch", tiến sĩ duyệt giải thích.

Vì sao ca COVID-19 ở TP.HCM xét nghiệm lần 3 mới dương tính nCoV? - 1Tiến sĩ Lê Văn Duyệt cho biết việc xét nghiệm lần 3 mới có kết quả dương tính với virus đến từ 3 nguyên nhân. (Ảnh: Zing)

Đặc biệt, kết quả xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh thường là âm tính. tuy nhiên, thời gian này kéo dài bao lâu lại phụ thuộc vào cơ thể của từng bệnh nhân. nhiều trường hợp chỉ ủ bệnh trong 5-10 ngày, một số khác có thể lên tới một tháng.

Bên cạnh đó, tải lượng virus ban đầu xâm nhập vào cơ thể nhiều hay ít cũng sẽ quyết định thời gian ủ bệnh. thông thường, thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày. do đó, những người có nguy cơ mắc bệnh buộc phải cách ly từ 14 ngày trở lên để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất và an toàn cho cộng đồng.

Theo tiến sĩ duyệt, công tác lấy mẫu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả xét nghiệm. khi mẫu bệnh phẩm được lấy không đúng kỹ thuật, vị trí hoặc sai thời điểm, kết quả xét nghiệm có thể sai sót.

"Theo quy định, việc lấy mẫu bệnh phẩm phải có đủ 2 loại bao gồm dịch hầu họng (ở họng) và dịch tỵ hầu (ở mũi). Khi lấy dịch họng, nhân viên y tế phải quét được vùng amidan phía dưới. Que lấy dịch mũi phải được đưa vào sâu khoảng 8-10 cm, vị trí bông tới gần mang tai mới có thể quét được dịch tỵ hầu", ông chia sẻ.

Do đó, nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm nếu chỉ quét qua vòm họng hoặc đưa que chọc quá thấp, không đúng vị trí khi lấy dịch mũi sẽ khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.

chuyên đề: tp.hcm có ca covid-19 mới

(Nguồn: Zing News)

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/vi-sao-ca-covid-19-o-tphcm-xet-nghiem-lan-3-moi-duong-tinh-ncov-ar583085.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY