Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em tăng cao

Bệnh viêm loét dạ dày hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa, liệu bạn có đang vô tình gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cùng như chế độ ăn uống cần thiết để giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.
 

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em ít gặp hơn người lớn, tuy nhiên bệnh ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ trẻ em mắc phải hiện nay là con số đáng phải quan tâm. Theo nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí y khoa Ulcer có tới 8,1% trẻ em ở châu Âu và 17,4% ở Hoa Kỳ sẽ bị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em trước 18 tuổi, con số này cũng không kém tại nước ta.

Các bác sĩ cho biết, việc chẩn đoán bệnh ở trẻ em hơi khác so với người lớn vì một số xét nghiệm ít có khả năng mang lại kết quả đáng tin cậy như xét nghiệm máu xác định vi khuẩn Hp,…

Các triệu chứng phổ biến hay gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em gồm:

- Đau âm ỉ, lâm râm trong dạ dày

- Chướng bụng, ợ hơi

- Buồn nôn hoặc nôn

- Ăn không ngon

- Cơ thể mệt mỏi

Đặc biệt đối với trẻ em, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do sự hấp thu tiêu hóa không tốt, trẻ có tình trạng biếng ăn, ăn không ngon.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

- Nhiễm vi khuẩn Hp: nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là lây nhiễm vi khuẩn Hp từ gia đình, bạn bè.

- Các yếu tố như sử dụng Thu*c chống viêm không steroid (NSAID), trẻ bị béo phì khiến sự tiêu hóa co bóp không ổn định.

- Trẻ bị quá căng thẳng, áp lực trong học tập,… cũng là nguyên nhân tác động đến niêm mạc dạ dày của trẻ dễ gây viêm.

Chế độ ăn cho trẻ khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Nếu phát hiện trẻ bị viêm loét dạ dày, bạn nên tạo cho trẻ chế độ ăn hợp lý, sớm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến dạ dày, tá tràng của trẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Trong quá trình xử lý viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em, nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ít gây ảnh hưởng đến dạ dày như trái cây, rau quả, thịt gà, một số chế phẩm sinh học như sữa chua. Hạn chế tối đa thức ăn chiên rán, thực phẩm cay, có tính acid, đồ uống có ga,…

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ sử dụng những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ niêm mạc dạ dày có nguồn gốc từ thiên nhiên như những sản phẩm từ nghệ vàng. Nghệ vàng là một phương Thu*c quý đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa để bảo vệ dạ dày, giúp lành vết viêm loét. Trong nghệ vàng, theo các nhà khoa học nghiên cứu, hợp chất có tác dụng dược lý là curcumin. Ngày nay, khoa học hiện đại phát triển, curcumin đã được tách chiết dưới dạng các hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng thời công nghệ hướng đích giúp đưa các hạt curcumin đích tới các tế bào bị bệnh mà không đi “lang thang” tránh lãng phí hoạt chất và không ảnh hưởng tới tế bào lành. Sản phẩm đã được công ty Cổ phần Dược phẩm Elepharma phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Đây là sản phẩm rất lành tính và mang lại hiệu quả tác dụng cao.

Mạng Y Tế
Nguồn: Công thương (https://congthuong.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-tang-cao-129563.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY