Sức khỏe hôm nay

Viêm nội mạc tử cung

Tử cung là phần quan trọng của bộ phận Sinh d*c nữ bao gồm thân tử cung hoàn toàn nằm ở phần dưới ổ bụng, phía sau gò mu.
Tử cung là phần quan trọng của bộ phận Sinh d*c nữ bao gồm thân tử cung hoàn toàn nằm ở phần dưới ổ bụng, phía sau gò mu. Phía dưới thân là cổ tử cung có phần trên nằm trong ổ bụng và phần dưới nằm ở phần sâu nhất của *m đ*o, có thể nhìn thấy được khi khám *m đ*o bằng dụng cụ (mỏ vịt) và sờ nắn được khi khám *m đ*o bằng tay. Hai bên của tử cung là hai vòi tử cung (thường gọi là vòi trứng) gắn liền với buồng trứng và các dây chằng. Tử cung có ba lớp: Từ ngoài vào là lớp màng bọc dính sát vào lớp cơ không thể bóc ra được (trừ phần màng ở mặt trước đoạn dưới khi có thai dãn dài ra có thể bóc được). Dưới lớp niêm mạc là lớp cơ (hay bắp thịt) của tử cung và trong cùng là lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, còn gọi là nội mạc tử cung.

Ở người phụ nữ, từ khi bước vào tuổi dậy thì, nội mạc tử cung phát triển nhiều và dày dần lên theo chu kỳ hàng tháng từ khi sạch kinh đến trước lần có kinh tiếp theo để khi hành kinh thì lớp niêm mạc này bong ra, gây chảy máu gọi là “có kinh”. Lớp tế bào bong đến đâu thì các tế bào ở lớp đáy lại bắt đầu phát triển để tạo nên lớp niêm mạc và lại tiến triển theo chu kỳ kinh nguyệt tiếp đó.

Nội mạc tử cung có thể bị viêm nhiễm do vi trùng có thể lan từ *m đ*o lên sau khi bị viêm *m đ*o. Tuy vậy viêm nội mạc tử cung thường gặp nhất là do nhiễm trùng sau sảy, đẻ và nhiễm trùng thường bắt đầu từ vùng rau bám và nguyên nhân thường là do sản dịch (chất dịch lẫn máu từ tử cung chảy ra sau khi đẻ hoặc sảy) bị ứ đọng không thoát được ra ngoài hoặc do sót rau sau khi sảy hoặc đẻ.

viêm nội mạc tử cung thường bắt đầu sau 2-3 ngày kể từ khi đẻ hoặc sảy thai và biểu hiện bằng những dấu hiệu sau đây:

Người bệnh thường có sốt: thân nhiệt thường không tăng quá nhiều, chỉ trên dưới 38 độ. Kèm theo sốt có thể thấy người khó chịu, nhức đầu, chóng mặt. Tuy nhiên nếu viêm nhiễm lan rộng đến lớp cơ tử cung thì thân nhiệt sẽ tăng cao, tình trạng toàn thân cũng nặng lên nhiều hơn.

Ở bụng dưới, người bệnh thấy đau, lúc đầu đau âm ỉ, sau đau tăng dần, kèm theo sản dịch (chất dịch lẫn máu chảy từ tử cung ra sau đẻ hoặc sảy) có mùi hôi. Có khi sản dịch chảy ra lẫn nhiều máu (thường gặp trong trường hợp sót rau).

Thăm khám *m đ*o bằng 2 ngón tay (trỏ và giữa) kết hợp với nắn trên bụng dưới thấy tử cung luôn còn to hơn mức quy định của nó trong những ngày sau đẻ do co lại chậm, thân tử cung mềm, nắn đau, cổ tử cung luôn hé mở. Nếu viêm nhiễm ăn sâu vào lớp cơ tử cung thì tình trạng tử cung mềm và đau sẽ nặng lên nhiều, đặc biệt khi thăm khám có thể thấy chất dịch dính trên tay có mủ và mùi hôi nhiều hơn. Mủ trong tử cung có thể qua vòi trứng chảy vào ổ bụng gây viêm màng bụng rất nguy hiểm có thể làm ch*t sản phụ.

Cách xử trí với viêm nội mạc tử cung là phải điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt và ở tuyến xã nếu điều trị đã 3 ngày vẫn còn đau và sốt thì phải chuyển tuyến huyện. Trường hợp nghi ngờ do sót rau cần chuyển người bệnh lên tuyến trên, tại đây người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ và sẽ được nạo để lấy hết rau sót bên trong ra nếu rau bị sót hoặc để lấy hết các niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm sau khi đã điều trị kháng sinh tích cực ít nhất 12 giờ. Việc nạo buồng tử cung lúc này thật ra có nhiều nguy hiểm cho người bệnh vì có thể gây dính tử cung ảnh hưởng đến sinh đẻ lần sau, cụ thể là không có thai trở lại được. Viêm nhiễm ở tử cung có thể còn lan lên vòi trứng gây tắc vòi cũng sẽ gây vô sinh hoặc có khi lại gây ra chửa ngoài tử cung nếu thụ thai các lần sau do vòi trứng bị chít hẹp khiến trứng thụ tinh không di chuyển được vào tử cung. Để tránh được các tai biến nêu trên, khi đẻ hoặc sảy thai các bà mẹ nhất thiết cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng, sau đó khi về nhà cần giữ gìn vệ sinh cẩn thận bộ phận Sinh d*c và nếu thấy có điều bất thường như tiếp tục ra máu kéo dài, có mùi hôi, đau bụng dưới, sốt… thì phải trở lại cơ sở y tế ngay để tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng như chức năng sinh đẻ sau này.

Bác sĩ Phó Đức Nhuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viem-noi-mac-tu-cung-6765.html)

Chủ đề liên quan:

nội mạc nội mạc tử cung tử cung

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà phần lớn do virus HPV gây nên. Ít nhất một nửa dân số nhiễm virus này vào lúc nào đó trong đời, song không phải tất cả đều phát bệnh.
  • Chị em phụ nữ sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại khoa khám bệnh A, BV Phụ sản Hùng Vương từ 9:00 - 12:00 vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần.
  • Em tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được 2 mũi, còn 1 mũi chưa tiêm. Tuần trước em đi khám phụ khoa, BS nói em bị sùi mào gà.
  • Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình đã ba năm, không dùng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn chưa có con.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY