Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Bệnh viêm phế quản mạn tính là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Phải sớm nhận ra các triệu chứng để kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời.

viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. theo thống kê thì ở mỹ mỗi năm có khoảng 9 triệu người mắc bệnh. nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Viêm phế quản mạn tính là gì ?

Trước hết bạn cần hiểu qua về bệnh viêm phế quản, đây là bệnh viêm niêm mạc của ống phế quản, cụ thể là những ống mang không khí từ bên ngoài đến phổi của bạn. những người bị viêm phế quản thường bị ho dai dẳng, ra đờm nhiều, và đờm thường có màu. ngoài ra, người bệnh còn hay bị khó thở, khò khè và đau ngực.

Viêm phế quản có thể ở giai đoạn cấp tính hoặc mạn tính. thông thường viêm phế quản cấp tính phát triển do bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, thường cải thiện trong một vài ngày mà không kéo dài. viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh nghiêm trọng, phát triển theo thời gian chứ không diễn ra đột ngột. đặc trưng của viêm phế quản mạn tính là bệnh kéo dài từ vài tháng đến vài năm. tình trạng viêm trong niêm mạc của các ống phế quản làm cho lượng chất nhầy dính quá mức, tích tụ trong đường thở. điều này làm cho việc lưu thông không khí bị ảnh hưởng. theo thời gian thì tình trạng này ngày càng tồi tệ, dẫn đến khó thở và làm cho chất nhầy trong phổi tăng lên.

Bệnh viêm phế quản mạn tính khi đã nặng có khả năng biến chứng thành một bệnh về phổi là bệnh khí phế thũng. hoặc thậm chí có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (gọi tắt là copd). nhưng đáng tiếc là nhiều bệnh nhân vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Phần lớn các triệu chứng cùa bệnh COPD phát triển khá âm thầm nên nhiều người cho rằng bệnh không nguy hiểm cho đến khi bệnh tiến triển nặng. Mặc dù không thể chữa khỏi nhưng chúng ta có thể kiểm soát được bệnh nếu tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng viêm phế quản mạn tính thường gặp

Sau một thời gian dài bị viêm và kích thích trong các ống phế quản, viêm phế quản mạn tính có thể phát triển và dẫn đến một vài triệu chứng bệnh đặc trưng. cụ thể như: ho dai dẳng, có chứa nhiều đờm. đờm hay có màu vàng, xanh hoặc trắng…

Lượng đờm gia tăng do sự xuất hiện của chất nhầy trong phổi, tích tụ lại trong ống phế quản và gây cản trở lưu thông không khí, khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi thở. tình trạng này thường đi kèm với thở khò khè và càng nặng hơn khi vận động.

Các triệu chứng khác của bệnh viêm phế quản mạn tính có thể bao gồm:

    Mệt mỏi

Trong giai đoạn sau của viêm phế quản mạn tính, da và môi có thể bị tái do thiếu oxi trong máu. việc nồng độ oxi trong máu giảm có thể gây phù ở chân, hoặc mắt cá chân

Khi bệnh viêm phế quản mạn tính phát triển, các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. những cơn ho có thể biến mất tạm thời nhưng sau đó lại tái phát và phát triển mạnh hơn. mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

    Nhiễm trùng đường hô hấp: cảm lạnh, cảm cúm

Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính

Bệnh xảy ra khi phế quản liên tục bị kích thích và sưng viêm. tình trạng xảy ra liên tục gây ảnh hưởng đến đường thở, làm tích tụ chất nhầy, khiến cho không khí khó lưu thông, dần dẫn đến khó thở và các triệu chứng nghiêm trọng hơn. tình trạng viêm cũng có thể tác động làm hỏng lông mao, đó là những bộ phận có tác dụng giữ lại các vi khuẩn, vi trùng để chúng không đi vào phổi. nếu lông mao hoạt động kém hiệu quả thì đường thở sẽ là dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus.

Tình trạng nhiễm trùng thường gây kích thích, sưng và dẫn đến viêm phế quản cấp tính. nhưng do tác động mà có thể chuyển thành viêm phế quản mạn tính, chẳng hạn như do hút Thu*c quá nhiều. có tới 96% bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút Thu*c. vì trong khí khói Thu*c có thể làm tê liệt và tổn thương lông mao.

Ngoài Thu*c lá thì các nguyên nhân khác như: hóa chất, khí độc, ô nhiễm môi trường,.. cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng phổi gây tổn thương và làm bệnh viêm phế quản mạn tính ngày càng nặng hơn.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nhiều người chủ quan trước các triệu chứng viêm phế quản mạn tính và thường ít nghĩ rằng mình bị ho. tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải liên hệ ngay với bác sĩ khi có triệu chứng viêm phế quản. nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương phổi nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp và tim.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị ho:

    Kéo dài hơn 3 tuần

Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính

Nếu không chắc chắn bệnh nhân có phải bị viêm phế quản mạn tính hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra như sau:

    Chụp X-quang để kiểm tra tổn thương ở phổi, ho có thể do viêm phổi.

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Mặc dù chưa có cách điều trị triệt để nhưng bệnh có thể kiểm soát nhờ việc điều chỉnh lối sống và nghe theo các chỉ định của bác sĩ. đặc biệt là khi các triệu chứng được phát hiện sớm.

# Điều trị y tế

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. thông thường để chữa bệnh viêm phế quản mạn tính sẽ dùng các biện pháp sau:

    Dùng Thu*c giãn phế quản giúp mở đường thở làm người bệnh dễ thở hơn. Bác sĩ hay chỉ định dùng ống hít để đưa Thu*c vào phổi.

# Cải thiện lối sống

Thực hiện một số thay đổi lối sống và thử các biện pháp tự nhiên cũng có thể làm giảm các triệu chứng viêm phế quản mạn tính. bạn nên chú ý một vài vấn đề như sau:

    Đảm bảo độ ẩm trong đường thở để giảm ho và làm chất nhầy không bị đặc lại.

Phòng chống bệnh viêm phế quản mạn tính

Một trong những biện pháp chủ đạo để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính là tránh hoặc ngừng hút Thu*c. ngoài ra cũng nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bằng cách che mũi và cổ họng để bảo vệ phổi. đồng thời, cũng cần phải tăng cường sức khỏe thông qua việc ăn uống và tập luyện để việc tăng cường sức đề kháng. nhờ đó mà việc phòng chống bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.

Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-phe-quan-man-tinh)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY