Để thích ứng an toàn với đại dịch, đưa cuộc sống trở về bình thường mới, việt nam cần đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng vaccine covid-19 trong toàn dân, tuân thủ thông điệp 5k, củng cố năng lực hệ thống y tế, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiệu quả và tiếp cận toàn xã hội, theo tiến sĩ park.
"muốn củng cố năng lực hệ thống y tế cần đạt được hai mục tiêu (trụ cột), một là đảm bảo đáp ứng kiểm soát dịch, hai là đảm bảo các dịch vụ y tế công để chăm sóc sức khỏe toàn dân ngay cả khi có đại dịch", ông park nói, trong hội thảo trực tuyến bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe thích ứng an toàn với covid-19, ngày 9/11.
Khảo sát của who cho thấy 36 quốc gia báo cáo covid-19 ảnh hưởng tới hơn 50% các dịch vụ y tế thiết yếu; 66% các nước báo cáo bị đứt gãy cung ứng dịch vụ y tế thiết yếu do thiếu nhân viên y tế. tổng số ca t* vong trực tiếp do covid-19 tính đến tháng 6 là 3,8 triệu người. trong khi đó, tổng số t* vong gián tiếp do đại dịch, riêng năm 2020 là trên 3 triệu người, ước tính tương đương với số t* vong do covid-19.
Những quốc gia có hệ thống y tế yếu, đặc biệt là hệ thống khám chữa bệnh ban đầu, gặp nhiều thách thức trước covid-19 và các đại dịch trong tương lai. các quốc gia thu nhập thấp, trung bình thường không cung cấp đủ nguồn lực công cho chức năng y tế công cộng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu. ngân sách nhà nước chi nhiều trong khi thu vào ít, gây thâm hụt ngân sách.
Bà nguyễn thị kim phương, văn phòng who tại việt nam, cho biết: "từ những bài học rút ra sau đại dịch, đây là lúc nhìn nhận lại cấu trúc và trọng tâm của hệ thống y tế quốc gia, đồng thời xác định lại các lĩnh vực cần ưu tiên trong chính sách chi tiêu công. đảm bảo sức khỏe là đảm bảo được phát triển kinh tế".
Ở trụ cột thứ nhất cần đảm bảo chuỗi cung ứng, hệ thống mua sắm hoặc đấu thầu hàng hóa vật tư thiết yếu, bao gồm: vaccine, oxy, thu*c; thiết bị bảo hộ cá nhân (ppe); kit xét nghiệm, các vật tư khác; thiết bị bảo quản lạnh vaccine. đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhân viên y tế. chức năng của mục tiêu này là giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, đáp ứng và kiểm soát các nguy cơ sức khỏe công cộng, phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe,dịch vụ y tế công cộng như nước sạch, xử lý chất thải; bao phủ vaccine, chẩn đoán, điều trị covid-19...
trụ cột thứ hai cần đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho nhóm bệnh như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư, hiv, viêm gan, lao, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng... chăm lo sức khỏe các nhóm yếu thế như bà mẹ mang thai, trẻ em, người cao tuổi.
Theo who, nguồn tài chính cho y tế cần được phân bổ hợp lý, xóa bỏ rào cản về tài chính, người dân không phải chịu chi phí quá lớn. nguồn ngân sách công chi cho y tế gồm nguồn thu chung của nhà nước như các quỹ do chính phủ quản lý (quỹ vaccine; quỹ phòng chống thu*c lá; quỹ bảo hiểm y tế xã hội), nguồn hỗ trợ chính thức từ nước ngoài do chính phủ quản lý. ngoài ra, chi phí y tế được đóng góp từ cá nhân sử dụng dịch vụ và các nguồn tư nhân khác.
Y tế cơ sở là đơn vị y tế gần dân. đây là nơi tiếp xúc đầu tiên với dân, giám sát, phát hiện sớm, thông tin, kích hoạt hệ thống kiểm soát dịch bệnh, cung ứng tới 85-90% dịch vụ y tế thiết yếu. y tế cơ sở là nền tảng của hệ thống y tế quốc gia và là trọng tâm của chi tiêu công, theo who.
Để có thêm nguồn thu cho y tế công, theo who, ở cấp kinh tế vĩ mô cần nguồn thu thuế rượu, bia, thu*c lá. ở cấp chính sách, điều hành nên ứng dụng công nghệ số để tăng hiệu suất, giảm chi phí, dùng thu*c gốc thay vì thu*c đắt tiền...
Tiến sĩ Kidong Park tại hội thảo trực tuyến ngày 9/11. Ảnh chụp màn hình