Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xét nghiệm COVID-19 cho 2.200 nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng

(MangYTe) - Bộ Y tế và CDC Đà Nẵng đã thống nhất trước mắt thực hiện xét nghiệm kháng thể đối với khoảng 2.200 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng. Các khu du lịch có người nước ngoài lưu trú, nơi cư trú, sinh hoạt của bệnh nhân 416 và 418 cũng sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm SARS-CoV-2.

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, để xác định người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 cần thực hiện theo phương pháp xét nghiệm kháng nguyên bằng kỹ thuật RT-PCR. CDC Đà Nẵng đã được Bộ Y tế cho phép triển khai kỹ thuật này từ ngày 6/3/2020.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do SARS-CoV-2, đặc biệt là việc truy vết, tìm kiếm nguồn lây của bệnh nhân 416 gặp nhiều khó khăn, Bộ Y tế đã hỗ trợ Đà Nẵng thêm phương pháp xét nghiệm mới. Đây là bộ test thử mới do Việt Nam sản xuất, được thực hiện theo phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể bằng kỹ thuật Elisa.

2.200 nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng được xét nghiệm COVID-19 

Trước mắt Bộ Y tế và CDC Đà Nẵng đã thống nhất trước mắt thực hiện xét nghiệm kháng thể đối với khoảng 2.200 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai phương pháp này tại Bệnh viện C Đà Nẵng, các khu du lịch có người nước ngoài lưu trú, nơi cư trú, sinh hoạt của bệnh nhân 416 và 418. Bên cạnh đó, CDC Đà Nẵng cũng đẩy mạnh điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp PCR đối với các trường hợp tiếp xúc gần, nguy cơ cao đối với 2 bệnh nhân 416 và 418.

Trong sáng 26/7, TP Đà Nẵng triển khai đồng loạt nhiều hoạt động phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới, trong đó đẩy mạnh công tác xét nghiệm, mở rộng đối tượng, quy mô để khoanh vùng, phát hiện, cách ly kịp thời các yếu tố nguy cơ. Trong 2 ngày qua Đà Nẵng liên tiếp phát hiện 2 ca nhiễm COVID -19 ngoài cộng đồng là bệnh nhân số 416 và bệnh nhân 418. Để hỗ trợ TP Đà Nẵng triển khai các biện pháp khẩn cấp, khoanh vùng, dập dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra các tỉnh lân cận và trên phạm vi toàn quốc, ngay trong tối 25/7/2020, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập 3 Đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng.

Đoàn gồm các chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm trong việc điều tra dịch tễ, cách ly, điều trị và xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế đã hỗ trợ địa phương 10.000 bộ test để xét nghiệm kháng thể bằng phương pháp Elisa.

 Phun tiêu độc khử trùng phòng chống COVID 19 tại Đà Nẵng

Trong một diễn biến khác, trong ngày 25/7, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đã  ban hành công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và đề nghị các hội, đoàn thể, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai một số nội dung sau phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện và đề nghị các hội, đoàn thể, các cơ quan trung ương, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; thời hạn thực hiện từ 13 giờ ngày 26/7/2020 cho đến khi có thông báo mới.

Xuân Nha

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/xet-nghiem-covid-19-cho-2-200-nhan-vien-y-te-benh-vien-da-nang-91726.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY