Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Xét nghiệm HIV

Tôi cảm thấy rất lo lắng vì đã quan hệ T*nh d*c không an toàn với bạn trai, rất sợ bị nhiễm HIV. Vậy tôi phải làm xét nghiệm gì để biết mình không bị bệnh HIV?
(N. L. - TP.HCM)

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV bị thực bào bởi các tế bào Monocyst và tạo thành một phức hợp kháng nguyên - kháng thể, virút cắm trên trên một tế bào đích, đặc biệt là tế bào lympho T, các đại thực bào, và tế bào thần kinh trung ương, sau đó chui vào trong nhân tế bào và hòa nhập vào nhiễm sắc thể tế bào chủ và ngũ yên trong tế bào lympho. Giai đoạn này gọi là người lành mang mầm bệnh, tuy không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh, hoặc giai đoạn này virút có thể sao chép, sinh sản, tồn tại, xâm nhập tế bào lympho khác, đến lúc gây nên các biểu hiện lâm sàng đó là giai đoạn bị bệnh AIDS.

HIV chủ yếu lây truyền qua đường T*nh d*c, cách lây phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng 70 - 90% trong tổng số các trường hợp xảy ra, kết quả do sự giao hợp *m đ*o - D**ng v*t, lây từ nam sang nữ và ngược lại, vì trong dịch thể Sinh d*c lúc giao hợp chứa đựng rất nhiều virút. Càng quan hệ T*nh d*c với nhiều người thì nguy cơ lây nhiễm càng cao, nhất là đối tương nhận dịch thể Sinh d*c lúc giao hợp, trong đó có quan hệ T*nh d*c đồng tình luyến ái; người đang có viêm loét đường Sinh d*c mà giao hợp thì nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao.

Qua thống kê của các nhà khoa học, nguy cơ lây nhiễm HIV khi giao hợp với người đã nhiễm HIV một lần, tỉ lệ lây là 1 - 10%.

Về xét nghiệm hiv">xét nghiệm hiv, ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà các xét nghiệm định bệnh đã đưa đến kết quả chẩn đoán rất đáng tin cậy, nhất là giai đoạn sớm của bệnh, hai thử nghiệm chính là ELISA và Western-Blot, được ứng dụng nhiều nhất:

Thử nghiệm ELISA (Enzym-Linked Immunosorbent Assay), kỹ thuật tìm kháng thể cho kết quả nhanh và ít tốn kém, nếu huyết thanh dương tính nghĩa là có chứa kháng thể sẽ hình thành một phức hợp miễn dịch, được phát hiện bằng sự thay đổi màu. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và thông dụng hiện nay. xét nghiệm tìm kháng thể này cũng có nhược điểm là có khi cơ thể đã nhiễm HIV nhưng lượng kháng thể sinh ra còn quá nhỏ, xét nghiệm chưa thấy được, tình trạng này có thể kéo dài trong 3 - 6 tháng sau khi nhiễm, gọi là “thời kỳ cửa sổ” còn gọi là âm tính giả. Kết quả xét nghiệm có thể: nếu dương tính tức là máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là cơ thể đang nhiễm HIV; nếu âm tính thì có hai khả năng, hoặc là cơ thể không nhiễm HIV, hoặc có HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”; trường hợp này cần xét nghiệm lại sau 3 - 6 tháng.

Với phần trình bày như trên, hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích, qua đó bạn có thể cân nhắc để chọn cho mình một phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xet-nghiem-hiv-n130505.html)

Chủ đề liên quan:

quan hệ tình dục xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY