Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Xử trí bệnh nội tiết trước phẫu thuật

Đái tháo đường kiểm soát tốt bằng chế độ ăn. Tránh dùng các dung dịch có chứa glucose trong lúc phẫu thuật. Đo đường máu mỗi 4 đến 6 giờ trong khi đang phẫu thuật.

Đái tháo đường

Những bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Hơn nữa, những bệnh nhân này dễ có khả nàng bị bệnh tim mạch và vì vậy tăng nguy cơ biến chứng tim sau phẫu thuật. Tuy nhiên, vấn đề thử thách nhất ở bệnh nhân đái tháo đường là duy trì sự kiểm soát đường (glucose) trong giai đoạn phẫu thuật.

Tăng tiết cortisol, epinephrin, glucagon và hormon tăng trưởng (GH) trong lúc có thai đi kèm với sự kháng lại insulin và tăng đường huyết ở những bệnh nhân này. Mục đích của xứ trí là phòng ngừa tăng hoặc hạ đường huyết nặng trong giai đoạn phẫu thuật.

Măc dù còn chưa biết mức đường máu lý tưởng trong khi phẫu thuật nhưng thường khuyên ở mức 100-250mg/dl. Các nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng miễn dịch tế bào có thể bị tổn thương khi mức đường máu vượt quá 250mg/dl. Tuy nhiên, vẫn còn chưa biết liệu mức đường máu trên 250mg/dL có liên quan với nhiễm trùng nhiều hơn sau phẫu thuật không.

Cần đo mức điện giải huyết thanh ở tất cá bệnh nhân đái tháo đường và cần điều chỉnh mọi bất thường trước phẫu thuật. Cũng nên đo BUN và mức creatinin huyết thanh để đánh giá chức năng thận. Xử trí bằng Thu*c đặc hiệu trong giai đoạn quanh phẫu thuật phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại đái tháo đường (phụ thuộc insulin hoặc không), khống chế đầy đủ mức đường huyết trước phẫu thuật, loại phẫu thuật và thời gian kéo dài của cuộc phẫu thuật.

Những bệnh nhân không cần dùng insulin trong phẫu thuật thì vẫn cần xử trí cẩn thận, bao gồm theo dõi đường máu để ngăn ngừa hạ đường huyết và để đảm bảo điều trị kịp thời tăng đường huyết nặng. Với những bệnh nhân cần dùng insulin trong lúc phẫu thuật, không có chế độ điều trị đơn lẻ nào tốt hơn trong các thử nghiệm so sánh. Insulin tiêm tĩnh mạch thường tốt hơn insulin tiêm dưới da đối với hầu hết bệnh nhân và khởi phát tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và dễ chuẩn liều. Tuy nhiên, tiêm dưới da thực hiện dễ hơn và rẻ hơn. Ba phương pháp sử dụng insuhn phố biến được giới thiệu trong bảng 1-12. Vẫn có thể tiếp tục dùng insulin đường tĩnh mạch trong giai đoạn hậu phẫu cho tới khi bệnh nhân ăn được.

Bảng. Nhu cầu dùng Insulin trong phẫu thuật

Cần dùng insulin

Những bệnh nhân IDDM trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.

Những bệnh nhân NIDDM dang dùng insulin trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.

Những bệnh nhân NIDDM đang dùng Thu*c đường uống, trải qua phẫu thuật lớn.

Không cần dùng insulin

Đái tháo đường kiểm soát được bằng chế độ ăn trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.

Những bệnh nhân NIDDM kiểm soát tốt bằng những Thu*c đường uống trải qua tiểu phẫu thuật cầ gây mê hoặc gây tê tủy sống.

IDDM: Đái tháo đường phụ thuộc insulin (Insulin-dependent diabetes mellilus).

NIDOM: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (Norvinsulin-dependent diabetes mellitus).

Tiểu phẫu thuật: Các thủ thuật như phẫu thuật nội soi ổ bụng và phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo.

Đại phẫu thuật: Mở ngực, mở bụng, phẫu thuật mạch máu, mở xương ức.

Bảng. Xứ trí những bệnh nhân không cần dùng insulin trong lúc phẫu thuật

Đái tháo đường kiểm soát tốt bằng chế độ ăn. Tránh dùng các dung dịch có chứa glucose trong lúc phẫu thuật. Đo đường máu mỗi 4 đến 6 giờ trong khi đang phẫu thuật.

Đái thao dường kiểm soát tốt bằng viên sultonylurea hoặc mettormin: Ngưng uống Thu*c ngày trước phẫu thuật. Do glucose mỗi 6 giờ trước, trong và sau phẫu thuật và dùng insulin thường tiêm dưới da khi cần để duy trì đường máu dưới 250 mg/dL. Trong khi bệnh nhân đói, truyền dung dịch chứa glucose 5% khoảng 100ml/giờ và tiếp tục cho đến khi bệnh nhân ăn được. Đo mức đường máu mỗi 4 - 6 giờ (hoặc thường xuyên hơn khi có chỉ định) trong lúc phẫu thuật. Tiếp tục liệu pháp làm hạ đường huyết bằng đường uống khi bệnh nhân trở lại chế độ ăn ban đầu.

Bảng. Các phương pháp dùng Insulin trong lúc phẫu thuật

Phương pháp

Dùng Insulin

Dùng glucose đường TM

Theo dõi đường máu

Insulin tiêm dưới da

Một nửa đến 2/3 liều insulin thông thường được dùng vào buổi sáng của ngày phẫu thuật

Truyền dung dịch chửa glucose 5% với tốc đõ ít nhất 100ml/giờ, bắt đầu vào sáng ngày phẫu thuật và tiếp tục cho đến khi bệnh nhân bắt đầu ăn được

Mỗi 2 - 4 giờ bắt đầu từ sáng ngày phẫu thuật

Insulin truyền tĩnh mạch trong dung dịch chứa glucose

Buổi sáng ngày phẫu thuật truyền dịch glucose 5 - 10% cứ 5 -15 đơn vị insulin thường/lít dịch truyền với tốc độ 100ml/giờ. Cách này cung cấp 0,5 - 1,5 đơn vị insulin/giờ. Có thể cần bổ sung Insulin khi cần để duy trì đường máu < 250mg/dl

Mỗi 2 - 4 giờ trong khi truyền tĩnh mạch insulin

Truyền riêng insulin và glucose

Truyền insulin thường với tốc độ 0.5-1,5 đơn vị/ giờ, điều chỉnh lại khi cần để duy trì đường máu < 250mg/dl

Truyền dung dịch chứa glucose 5 -10% ở tốc độ 100ml/giờ

Mỗi 24 giờ trong khi truyền tĩnh mạch insulin

Thay thế glucocorticoid

Các biến chứng phẫu thuật (chủ yếu là hạ huyết áp) do suy thượng thận tiên phát hoặc thứ phát ít gặp. Hiện vẫn còn chưa rõ liệu dùng glucocorticoid liều cao trong giai đoạn quanh phẫu thuật ở những bệnh nhân có nguy cơ thiếu năng vỏ thượng thận có làm giảm nguy cơ của những biến chứng này không. Trong thử nghiệm so sánh liệu pháp glucoeorticoid liều cao, với dùng đơn thuần kéo dài các Thu*c glucocorticoid ở những bệnh nhân ức chế tuyến thượng thận thứ phát thấy không có sự khác biệt trong các biến chứng phẫu thuật. Vì vậy không có khuyến cáo áp dụng liệu pháp glucocorticoid vì lý do phẫu thuật. Cần thận trọng cân nhắc cách tiếp cận duy trì liều đối với những bệnh nhân trong vòng một năm trước đã dùng tương đương 20mg prednisolon/ ngày trong 1 tuần hoặc tương đương 7,5mg prednisolon/ngày trong 1 tháng vì có nguy cơ bị suy thượng thận. Chế độ thường dùng là 100mg hydrocortison đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ, bắt đầu buổi sáng ngày phẫu thuật và tiếp tục trong vòng 48-72 giờ. Không cần thiết phải giảm dần liều. Sau đó những bệnh nhân đang điều trị duy trì bằng các corticosteroid cần tiếp tục dùng liều thông thường mà họ vẫn dùng.

Nhược giáp

Nhược giáp nặng có triệu chứng đi kèm với một số biến chứng phẫu thuật nặng nề, bao gồm hạ huyết áp trong lúc phẫu thuật, suy tim sung huyết, ngừng tim và Tu vong. Nên trì hoãn phẫu thuật theo lịch ở những bệnh nhân nhược giáp nặng cho đến khi có thể đạt được thay thế hormon giáp đầy đủ. Ngược lại, những bệnh nhân nhược giáp nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn được phẫu thuật mà chỉ tăng nhẹ tỷ lệ hạ áp trong lúc phẫu thuật, không cần trì hoãn phẫu thuật trong tháng hoặc lâu hơn để đảm bảo thay thế hormon giáp đầy đủ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/danhgiaphauthuat/xu-tri-benh-noi-tiet-truoc-phau-thuat/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY