Đối với chấn thương lòng đen, lòng trắng thì tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật găm sâu hơn hay làm trầy lòng đen.
Nếu là
chấn thương đụng dập như bầm máu mi mắt, sưng phù, tụ máu quanh hốc mắt nên sử dụng băng che mắt lại rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị.
Nếu là
chấn thương xuyên thủng, có gây rách và chảy máu nên cầm máu ngay, có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol, trapomade và băng mắt lại, sau đó đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khâu vết thương.
Đối với
chấn thương lòng đen, lòng trắng thì tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật găm sâu hơn hay làm trầy lòng đen. Hãy chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài.
Đối với các trường hợp bỏng mắt, phải rửa mắt ngay tại chỗ bằng các loại nước sạch, rửa càng nhiều càng tốt. Trường hợp bỏng vôi sống phải lấy hết vôi ra trước khi tiến hành rửa, sau đó băng mắt và chuyển đến bệnh viện.
Đối với các trường hợp có vết thương xuyên thủng trong mắt kèm dịch nhầy nhớt, lẫn máu thì băng mắt ngay và chuyển đến cơ sở có chuyên khoa mắt gần nhất, không rửa mắt bằng nước và tuyệt đối không được tự ý lấy những vật lạ cắm trong mắt ra. Băng mắt nhẹ nhàng, không nên ép chặt vì các tổ chức nội nhãn sẽ lòi ra.
Mangyte.vn
Theo BS-CK2 Vũ Anh Lê
(Trưởng khoa
chấn thương, BV Mắt TPHCM)
- Khoa học và Đời sống