Tin tức hôm nay

Tin tức

Xuất hiện kết quả xét nghiệm nhiễm virus Corona giả

Chiều 4/2, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Lâm Đồng đã làm việc với một học sinh cấp 3 ngụ tại TP Đà Lạt, để làm rõ về nguồn gốc “Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm” được cho là giả lan truyền trên mạng xã hội.

Theo đó, phiếu trả lời này ghi ngày 3/2/2020, nơi thực hiện xét nghiệm là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Bệnh nhân xét nghiệm là Nguyễn Hoàng Anh, 15 tuổi. Kết quả xét nghiệm virus Corona ghi là dương tính. Tuy nhiên, nếu tinh ý chỉ cần thoạt nhìn qua là có thể dễ dàng nhận biết đây là giấy tờ bị làm giả.

Ông Lê Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, logo và mẫu phiếu trong phiếu trả lời kết quả xét nghiệm trên không phải là logo và mẫu của bệnh viện. Bệnh viện thuộc Sở Y tế Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng, không trực thuộc Bộ Y tế quản lý trực tiếp. Hơn nữa, về thời gian lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm là hoàn toàn vô lý.

“Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm” giả

“Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tới thời điểm này chưa xuất hiện ca bệnh nghi nhiễm nCoV. Chúng tôi đã chuyển thông tin giả phiếu kết quả dương tính với nCoV qua Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Lâm Đồng xác minh, làm rõ”- Bác sĩ Tiến thông tin.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc xác minh. Hiện Công an đã triệu tập một học sinh trên địa bàn TP Đà Lạt tới làm việc.

Trong khi các cấp chính quyền, người dân cả nước tập trung phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm thì vẫn còn nhiều người cố tình thông tin sai sự thật, thông tin giả với mục đích cá nhân, làm dư luận, cộng đồng người dùng mạng xã hội hoang mang, lo lắng.

Trong công điện gửi các đơn vị trực thuộc và Công an các tỉnh, thành phố, Bộ Công an cũng yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý người tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh; bảo đảm an ninh, trật tự trong tình huống có dịch bệnh bùng phát trong nước.

Khắc Lịch

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Xuat-hien-ket-qua-xet-nghiem-nhiem-virus-corona-gia-580326/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY