Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Xuất huyết bàng quang ở trẻ nhỏ

Xin cho biết điều trị xuất huyết bàng quang ở trẻ nhỏ như thế nào? Nghe nói ở trẻ nhỏ nếu có xuất huyết thì khó chẩn đoán hơn ở người lớn?
(Lâm Hoàng Thanh - Cà Mau)

Chúng ta biết có rất nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang xuất huyết và việc chẩn đoán bệnh không quá khó nếu có triệu chứng đái ra máu, tuy nhiên việc xác định ra nguyên nhân có thể không dễ dàng nhất là ở trẻ nhỏ. Với triệu chứng đái ra máu cùng với thay đổi tổng trạng và triệu chứng kích thích bàng quang (đái nhiều lần, đái gắt, đái buốt…) thì có thể xác định viêm bàng quang xuất huyết.

Cần phải làm xét nghiệm nước tiểu để xác định chính xác mức độ đái máu và có thể cần để tìm virút, vi khuẩn (qua đó có thể làm kháng sinh đồ nhằm chọn lựa kháng sinh điều trị phù hợp). Xét nghiệm máu để xác định hiện tượng viêm nhiễm và qua đó loại trừ đái ra máu do rối loạn đông máu. Dùng siêu âm khảo sát hình ảnh của hệ tiết niệu và tổn thương ở bàng quang. Soi bàng quang là một xét nghiệm luôn được khuyến cáo vì giúp xác định rõ ràng thương tổn bàng quang (khu trú hay lan tỏa), tình trạng cục máu đông, mức độ xuất huyết

Việc điều trị viêm bàng quang xuất huyết bao gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Để điều trị được nguyên nhân phải xác định chính xác nguyên nhân gây viêm bàng quang như đã nêu ở trên. Điều trị triệu chứng bao gồm hạ sốt, giảm đau, kháng viêm và quan trọng là chảy máu bàng quang. Trong trường hợp chảy máu nặng không cầm được bằng nội khoa phải phẫu thuật (thắt động mạch hạ vị chọn lọc, đưa bàng quang ra ngoài và đóng tạm thời…). Ở trẻ nhỏ việc phẫu thuật can thiệp hiếm khi được thực hiện do có nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường là đặt sond bơm rửa bàng quang bằng nước muối S*nh l* hoặc natri bạc 1% để cầm máu, ở trẻ nhỏ cần bù đủ nước để đào thải nhanh cục máu đông. Tất nhiên phải dùng kháng sinh trong trường hợp tác nhân là vi khuẩn, tốt nhất là chọn lựa kháng sinh theo kháng sinh đồ.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xuat-huyet-bang-quang-o-tre-nho-n132016.html)

Tin cùng nội dung

  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY