Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Ngưng hút Thu*c, giảm cân,... là lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính. Tìm hiểu bài viết để biết cách kiểm soát triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và sưng viêm. bệnh gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, khó nuốt,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. ngoài các biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể thực hiện những lời khuyên từ chuyên gia để kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra.

10 Lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính

1. Ngưng hút Thu*c

Hút Thu*c là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản mạn tính. khói Thu*c lá có chứa nhiều chất hóa học, các chất này khi đi vào phổi sẽ kích hoạt tế bào bạch cầu và các tế bào ở lớp lót đường dẫn khí. tình trạng này khiến các tế bào giải phóng cytokine, khiến lớp lót của đường dẫn khí dày lên và bị sưng viêm.

Với những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, Thu*c lá thực sự là yếu tố khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. do đó, bạn nên ngưng hút Thu*c để giảm sự xuất hiện của các triệu chứng như ho, khó thở,… do bệnh lý này gây ra.

2. Thở bằng miệng

Bạn có thể áp dụng thở bằng miệng khi cảm thấy khó thở. viêm phế quản mạn tính khiến không khí mắc kẹt trong phổi và gây khó khăn khi hô hấp. để cải thiện tình trạng này, bạn nên hít không khí bằng mũi đồng thời mím chặt môi. sau đó thở bằng môi – cần thở từ từ. động tác này sẽ giúp các cơ trong phổi đẩy không khí bị kẹt bên trong ra ngoài.

3. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Độ ẩm thấp khiến đường dẫn khí trở nên khô và thiếu linh hoạt. tình trạng này khiến bạn dễ gặp phải những triệu chứng do viêm phế quản mạn tính như ho, khó chịu, khó thở,…

Vào lúc thời tiết hanh khô, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong khoảng 30 – 50%. Độ ẩm này sẽ giúp phổi dễ dàng trong việc hô hấp.

Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun để tác động đến đường dẫn khí và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nên sử dụng tinh dầu bạc hà, sả, quế, hương thảo,…

4. Tránh không khí ô nhiễm và bụi

Những người làm việc ở nơi có nhiều bụi hay sinh sống trong môi trường ô nhiễm dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Các thành phần hóa học có trong không khí sẽ kích thích đường dẫn khí khiến niêm mạc bị viêm và sưng.

Ngoài ra, bạn nên tránh các sản phẩm khí dung như keo xịt tóc, xịt phòng, sơn xịt,… Những thành phần trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Đeo khẩu trang

Khi di chuyển ngoài trời, bạn nên đeo khẩu trang để tránh các bụi bẩn và các tác nhân kích thích có trong không khí. việc này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng sưng viêm và tổn thương ở đường dẫn khí.

Ngoài ra, bạn nên đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng như bệnh viện, siêu thị. các vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào đường dẫn khí, khiến tình trạng viêm phế quản bùng phát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

6. Luyện tập thường xuyên

Luyện tập thường xuyên là một trong những cách giúp cải thiện bệnh viêm phế quản mạn tính mà bạn nên thử. khi cơ thể vận động, phổi buộc phải tăng khả năng hoạt động để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan. điều này giúp phổi giải phóng hết lượng không khí bị mắc kẹt bên trong.

Ngoài ra, tập luyện thường xuyên còn giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Từ đó, cơ thể tăng khả năng chống chịu với những tác nhân gây bệnh và các yếu tố kích thích đường dẫn khí.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng để tránh áp lực lên xương khớp và phổi. các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đặc biệt là yoga được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân viêm phế quản thực hiện để cải thiện khả năng hô hấp.

7. Điều chỉnh cân nặng

Thừa cân – béo phì gây căng thẳng lên phổi và tim mạch. Trọng lượng nặng nề khiến bạn di chuyển khó khăn, phổi cần làm việc liên tục để dẫn oxy đến các mô trong cơ thể. Khi phải hoạt động thường xuyên, phổi sẽ có xu hướng suy yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên duy trì cân nặng vừa phải để tránh gây áp lực lên cơ quan này.

8. Nghỉ ngơi

Phổi và các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động. hơn nữa, phổi của những người bị viêm phế quản cần lượng calo gấp 10 lần so với người bình thường. do đó việc nghỉ ngơi là điều rất cần thiết đối với người mắc bệnh lý này.

Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp phổi hoạt động tốt, các triệu chứng cũng ít xuất hiện hơn trước.

9. Giảm căng thẳng

Căng thẳng khiến bạn có xu hướng lo lắng. trạng thái này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phổi. tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh viêm phế quản mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn. do đó, bạn nên thư giãn để giảm lo lắng.

Bạn có thể trò chuyện với bạn bè, người thân để xua tan những suy nghĩ tiêu cực. Hoặc thực hiện những kỹ thuật như thái cực quyền, yoga, thiền định,… để giảm áp lực lên dây thần kinh và giải phóng những lo âu, căng thẳng.

10. Đơn giản hóa công việc

Các công việc sinh hoạt hàng ngày có thể khiến triệu chứng do viêm phế quản mãn tính trở nên tồi tệ hơn. bạn có thể đơn giản hóa những công việc này bằng cách nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hoặc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ. điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng và giảm áp lực lên phổi.

bên cạnh những lời khuyên này, bạn cần thực hiện điều trị để kiểm soát tốt các triệu chứng do viêm phế quản mạn tính gây ra. thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/loi-khuyen-giup-ban-kiem-soat-benh-viem-phe-quan-man-tinh)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY