Tin y tế hôm nay

Tin y tế

20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván

WHO và UNICEF vừa cho biết, trong năm 2018, vẫn còn 20 triệu trẻ em trên thế giới, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạch hầu, uốn ván.

Có tới 60% số trẻ em chưa xin thuộc 10 quốc gia, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có 3 quốc gia: Indonesia (1 triệu); Philippines (750.000) và Việt Nam (390.000).

Trên thế giới, từ năm 2010, tỷ lệ tiêm phòng ba liều vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3) và một liều đã chững lại ở mức 86%. Tỷ lệ này tuy là cao nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải đạt được độ bao phủ tiêm chủng 95% trên thế giới, ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng, mới có thể chống lại được sự bùng phát của những bệnh có thể phòng tránh được nhờ vắc- xin.

“Vắc-xin là một trong bốn công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và bảo vệ thế giới an toàn”- Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết.

Mặc dù hiện nay phần lớn đã được tiêm chủng, nhưng vẫn còn nhiều khác bị bỏ lại phía sau. Thực tế này không thể chấp nhận được, vì những có nguy cơ cao nhất như nghèo nhất, thiệt thòi nhất, những bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc trẻ di cư, chinh là những liên tục bị bỏ sót không được tiêm chủng. Phần lớn những chưa được tiêm chủng sống ở các quốc gia nghèo nhất, và rải rác ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột. Nếu những này bị ốm, các em sẽ có nguy cơ chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất về sức khỏe, và ít có khả năng được điều trị và chăm sóc nhất.

Sự bùng phát bệnh sởi cho thấy những thiếu sót lớn trong công tác tiêm chủng trong nhiều năm qua

Vẫn còn có sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với vắc-xin ở các quốc gia, cho dù là ở quốc gia thu nhập cao hay thu nhập thấp. Điều này đã dẫn đến việc dịch sởi bùng phát mạnh ở nhiều nơi trên thế giới – cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Năm 2018, trên thế giới có gần 350.000 ca nhiễm sởi, gần gấp đôi so với năm 2017.

“Sởi là một chỉ số thực cho thấy những khu vực nào chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để chống lại những bệnh có thể phòng tránh được. Vì sởi là một bệnh lây nhiễm cao, dịch sởi bùng phát tấn công những cộng đồng chưa được tiêm chủng đầy đủ do không tiếp cận được, chi phí cao hoặc, ở một số nơi, do thái độ thờ ơ thấy không cần thiết của người dân. Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để tiêm chủng được cho mọi trẻ em- Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết.

Ukraine dẫn đầu danh sách các quốc gia có số ca nhiễm sởi cao nhất năm 2018. Hiện nay, mặc dù Ukraine đã tiêm chủng được cho hơn 90% trẻ sơ sinh, độ bao phủ tiêm chủng đã từng ở mức thấp trong một vài năm, khiến cho một số lượng lớn lớn và người lớn có nguy cơ.

Một số quốc gia khác có tỷ lệ ca nhiễm cao và độ bao phủ tiêm chủng cao vẫn có những nhóm người dân chưa được tiêm vắc-xin sởi. Điều này cho thấy độ bao phủ tiêm chủng vẫn thấp và một số cộng đồng người dân không được tiêm chủng có thể khiến dịch bệnh gây Tu vong bùng phát.

Lần đầu tiên có số liệu về độ bao phủ tiêm chủng ngừa HPV

Lần đầu tiên, chúng ta có số liệu về độ bao phủ của vắc-xin chống HPV, bảo vệ các em gái khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tính đến năm 2018, ở 90 quốc gia có 1/3 số gái trên thế giới sinh sống, đã đưa vắc-xin HPV vào chương trình tiêm chủng quốc gia, trong đó chỉ có 13 quốc gia có thu nhập thấp. Điều này có nghĩa là những có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ung thư cổ tử cung lại có ít khả năng nhất được tiêm vắc-xin.

Cùng với các đối tác như Gavi, Liên minh Vắc-xin (Vaccine Alliance), WHO và UNICEF đang hỗ trợ các quốc gia nâng cao hệ thống miễn dịch và ứng phó dịch bệnh bùng phát, bao gồm tiêm chủng cho tất cả theo lịch tiêm chủng định kỳ, tổ chức thực hiện những chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp, và tập huấn và trang bị kiến thức cho cán bộ y tế coi đây là một phần thiết yếu trong công tác đảm bảo chăm sóc y tế ban đầu có chất lượng…

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/20-trieu-tre-em-chua-duoc-tiem-vac-xin-soi-bach-hau-uon-van-nam-2018-n160540.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY