Tin y tế hôm nay

Tin y tế

400 kit xét nghiệm nhanh Covid-19 hết sạch chỉ sau 2 tiếng

Dân trí Hơn 9 giờ, toàn bộ 400 số xét nghiệm nhanh buổi sáng của trạm xét nghiệm đặt tại Trường THCS Đống Đa đã được cấp phát hết, trong khi vẫn còn rất nhiều người dân xếp hàng chờ tới lượt. Người dân mừng rỡ khoe kết quả xét nghiệm nhanh Covid-19 Người dân Thủ đô “rồng rắn” xếp hàng chờ xét nghiệm nhanh Covid-19 Hà Nội: Gấp rút hoàn thiện các trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 trước giờ G

Ngày thứ hai thành phố Hà Nội triển khai các trạm xét nghiệm nhanh Covid-19, ghi nhận tại trạm xét nghiệm nhanh đặt tại Trường THCS Đống Đa, cảnh tượng hàng dài người xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm vẫn tái diễn.

Ca làm việc buổi sáng của Trạm bắt đầu từ 6h45 sáng nhưng nhiều người dân đã có mặt trước đó vì sợ hết kit xét nghiệm khi chưa đến lượt.

Vì số lượng kit xét nghiệm có hạn, trong khi nhu cầu của người dân lại quá cao, trạm xét nghiệm nhanh tại trường THCS Đống Đa hôm nay chỉ xét nghiệm cho những người có giấy yêu cầu tự cách ly của Phường hoặc giấy khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 trở về sau.

Khu vực chờ bên trong trường THCS Đống Đa đã hết chỗ nên người dân vẫn phải xếp hàng ra vỉa hè đường Lương Định Của.

Số lượng người đến xét nghiệm quá đông khiến lực lượng chức năng phải làm việc cật lực để sắp xếp chỗ gửi xe, vị trí xếp hàng đồng thời điều hành phương tiện giao thông qua lại tuyến đường này để tránh hiện tượng ùn tắc.

Bên cạnh việc phổ cập thông tin về đối tượng xét nghiệm thông qua loa phát thanh, các cán bộ y tế của Trạm cũng trực tiếp phổ biến, giải đáp thắc mắc của người dân tại khu vực xếp hàng.

Hơn 9 giờ, 400 số xét nghiệm nhanh buổi sáng đã được phát hết cho người dân. Những người chưa được phát số buộc phải chờ đến ca làm việc buổi chiều bắt đầu từ 13h30. Lực lượng chức năng phổ biến thông tin hết kit xét nghiệm, đồng thời kêu gọi những người chưa được phát số ra về chờ tới ca làm việc buổi chiều, để tránh việc tụ tập đông người làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Tuy nhiên đa số người dân vẫn bám trụ lại khu vực xếp hàng. Theo lý giải của những người này, họ chấp nhận chờ đến chiều, bởi nếu đi về lại mất vị trí đã xếp hàng từ sáng.

Trong ngày 31/3 thành phố Hà Nội đã triển khai tại 10 điểm xét nghiệm nhanh Covid-19 tại Thanh Oai, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Ba Đình. Dự kiến trong ngày hôm nay sẽ tiếp tục vận hành các điểm test nhanh còn lại. Dự kiến thành phố sẽ thực hiện test nhanh cho khoảng 5.000 người. Bộ Y tế cũng lưu ý test nhanh chỉ dùng sau 7 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc từ Bệnh viện Bạch Mai đi về. Trước 3 ngày thì độ nhạy, độ đặc hiệu rất thấp. Lý do vì đây là test kháng thể không phải kháng nguyên.

Minh Nhật

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/400-kit-xet-nghiem-nhanh-covid-19-het-sach-chi-sau-2-tieng-20200401101704399.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY