Tin y tế hôm nay

Tin y tế

5 sự kiện y tế nổi bật năm 2020

Năm 2020 chứng kiến nỗ lực phi thường của y tế trong chống dịch Covid-19 và các thành tựu y khoa như mổ tách song sinh, ghép tạng.

Khống chế thành công Covid-19

Ngày 23/1, việt nam phát hiện ca nhiễm ncov đầu tiên trong lúc thông tin về virus và căn bệnh hoàn toàn mới mẻ, còn vô vàn điều chưa biết. vài ngày sau, một cụm dịch xuất hiện trên những người về từ tâm dịch vũ hán. cả nước bắt đầu lo lắng. thứ trưởng y tế nguyễn trường sơn thân chinh vào phòng cách ly tiếp xúc với bệnh nhân, tìm hiểu bệnh trạng và trấn an tinh thần công chúng. toàn bộ ngành y bước vào đương đầu với dịch, điều trị khỏi toàn bộ 16 bệnh nhân trong tháng hai. dân chúng tưởng đã được thở phào.

Bệnh nhân covid-19 đầu tiên tại việt nam (trái) điều trị ở bệnh viện chợ rẫy, khỏi bệnh cuối tháng 2. ảnh: hữu khoa.

Tối 7/3, không khí bỗng căng như dây đàn, hàng triệu người không ngủ, lo chờ tin xấu. "bệnh nhân 17" từ anh về được công bố đêm đó, là bệnh nhân đầu tiên trong đợt dịch covid-19 thứ hai ở việt nam. đợt dịch lây lan cộng đồng trên nhiều tỉnh, đường lây phức tạp, mức độ bệnh nghiêm trọng hơn nhiều. với kinh nghiệm từ thời chống sars và hiểu biết về bệnh qua đợt đầu, ngành y tế quyết liệt phương châm 5 bước gồm ngăn chặn, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch nhanh. do dịch bệnh hoàn toàn mới, các bác sĩ vừa nghiên cứu, vừa điều trị cụ thể cho từng người. tất cả bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn kể cả những ca tưởng chừng tuyệt vọng nhất như "bệnh nhân 19", "bệnh nhân 91". việt nam trở thành điển hình thành công khống chế covid-19, được ca ngợi khắp thế giới.

Đợt dịch thứ ba bùng phát bất ngờ cuối tháng 7, đánh thẳng vào những người yếu ớt nhất - bệnh nhân nặng tại các khoa thận, hồi sức... ở ba bệnh viện Đà Nẵng. Thách thức lớn nhất là không xác định được nguồn lây; năng lực xét nghiệm và điều trị ở miền trung không đáp ứng nổi lượng bệnh nhân và ca nghi nhiễm tăng cấp tập. Các đội "đặc nhiệm" y bác sĩ giỏi từ Hà Nội, TP HCM và các tỉnh khác được điều động nhanh chóng về Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, nhằm dập dịch dứt khoát. Chiến thuật này cộng với công cụ truy vết của ngành khoa học đã giúp khống chế sự lây lan, hạn chế hậu quả ở 35 ca Tu vong, chủ yếu trên người cao tuổi có bệnh sẵn.

Mẫu Nanocovax do Công ty Nanogen sản xuất. Ảnh:Quỳnh Trần.

Việc nghiên cứu phát triển vaccine được tiến hành ngay từ đầu năm, đưa đến bước thử nghiệm vaccine trên người đầu tiên đang diễn ra, hứa hẹn một vũ khí chống dịch an toàn và hiệu quả.

Nguồn lực hạn chế, đường biên giới dài, độ mở cao, nhưng Việt Nam dập dịch thành công một phần lớn nhờ nỗ lực thực hiện các chiến lược truyền thông, ngăn ngừa, cách ly, điều trị, dự phòng hiệu quả, giúp đời sống xã hội và nền kinh tế dễ thở hơn trong "bình thường mới".

Ca mổ tách trẻ dính nhau lớn nhất trong ba thập niên

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, thực hiện ca đại phẫu tách hai bé gái dính liền phần bụng chậu ngày 15/7, cách 32 năm kể từ ca mổ cặp Việt - Đức.

Gần 100 bác sĩ tham gia ca mổ tách rời cặp song sinh Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi. Lúc này, hai bé tròn 13 tháng tuổi, nặng tổng 15 kg. Mỗi bé có hai tay, hai chân nhưng thông nối nhiều mạch máu và chung nhiều cơ quan nội tạng, sống cộng sinh.

Diệu Nhi hôn Trúc Nhi, một tháng sau ca mổ tách dính. Ảnh: Hữu khoa.

Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, là tổng chỉ huy phẫu thuật, phối hợp nhiều kíp khác nhau. Cuộc mổ dài hơn 13 giờ, chia thành ba giai đoạn gồm tách rời, tái tạo, sắp xếp lại xương và các cơ quan. Trúc Nhi - Diệu Nhi được tách thành hai con người độc lập.

Ngày 7/10, hai chị em xuất viện. Bác sĩ Định đánh giá, quá trình hồi phục của bé gần như hoàn hảo. Các bé đạt đúng quỹ đạo phát triển như một trẻ bình thường, cả về thể chất và tinh thần. Thời gian tới, còn một số cuộc phẫu thuật khác cần thực hiện để hoàn thiện cơ thể.

"ca phẫu thuật đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế việt nam về tách dính trẻ song sinh dính liền", giáo sư trần đông a, người chỉ huy ca mổ tách nổi tiếng thế giới 32 năm trước, cố vấn ca mổ tách hai bé lần này, nhận xét.

Gương mặt sáng ngời và vẻ tinh nghịch của Trúc Nhi - Diệu Nhi sau mổ tách làm nên niềm vui chung, tạo niềm tin tưởng vào khoa học và y học cho hàng triệu người Việt trong bối cảnh khó khăn dịch bệnh và kinh tế.

Kỷ lục 23 ca ghép tạng trong 13 ngày

Từ ngày 30/8 đến 12/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng gồm ba ca ghép tim, bốn ca ghép gan, 16 ca ghép thận. Các tạng hiến từ cả người ch*t não và người sống. Sau ghép, sức khỏe các bệnh nhân đều tiến triển tốt, ổn định.

Ghép tạng là kỹ thuật khó bởi cần sự phối hợp cực kỳ chính xác giữa các kíp mổ bên cho và bên nhận. Y bác sĩ không chủ động được thời gian vì phụ thuộc nguồn tạng hiến, nhưng chỉ chậm trễ một chút là có thể hỏng tạng. Các ca mổ ghép thường dài cả chục giờ và việc chăm sóc hậu phẫu chống thải ghép phức tạp.

Để hình dung tốc độ tăng năng lực ghép tạng ở Việt Nam, có thể nhớ lại trước năm 2004, khi ca ghép gan đầu tiên diễn ra, nhiều chuyên gia đã được cử sang nước ngoài học tập. Khoảng thời gian chuẩn bị cho ca phẫu thuật đó dài 5 năm.

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp. Ảnh:Bệnh viện cung cấp

23 ca ghép tạng liên tục trong 18 ngày đã thiết lập kỷ lục mới của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Hơn 400 y bác sĩ làm việc xuyên tuần, di chuyển liên tục từ phòng mổ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Đây cũng là lần đầu tiên Trung tâm Tim mạch và lồng ngực của bệnh viện ghép tim cho hai bệnh nhân trong hai ngày liên tiếp.

Khám chữa bệnh từ xa

Đề án khám, chữa bệnh từ xa ban hành ngày 22/6 mở ra một thời mới trong chẩn đoán và điều trị, với hai mục tiêu là tất cả cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện, được hỗ trợ chuyên môn liên tục; mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên và khi cần thiết.

Trong tình thế phòng chống Covid-19, hệ thống Telehealth giúp điều trị hiệu quả bệnh nhân mà vẫn đảm bảo giãn cách xã hội phòng chống dịch; giảm chi phí đi lại, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, tăng cường năng lực cho tuyến dưới, kết nối các bệnh viện.

Khám chữa bệnh từ xa có thể áp dụng cho nhiều quy trình, từ chẩn đoán đến điều trị, dự phòng đến phục hồi. Với bệnh nhân, thay vì phải di chuyển hàng trăm cây số tới Hà Nội hoặc TP HCM, nay họ có thể vẫn nằm tại bệnh viện gần nhà, thậm chí tại nhà, mà vẫn được bác sĩ ở tuyến trung ương chẩn đoán trên thời gian thực.

Đến nay, khoảng 1.500 cơ sở y tế trên cả nước kết nối trực tuyến qua ứng dụng Telehealth để thực hiện các hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh.

Bộ trưởng y tế nguyễn thanh long đánh giá đây là chiến lược quan trọng của ngành y tế, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số.

Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái xuất

Sau nhiều năm im ắng, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm ch*t người trỗi dậy trong năm nay như bạch hầu, sốt mò, Whitmore.

Trong lúc covid-19 rầm rộ hoành hành suốt xuân hè, bạch hầu âm thầm tấn công nhiều trẻ em ở tây nguyên, rồi lan ra quảng trị, quảng ngãi. gần 200 ca bạch hầu được ghi nhận, trong đó bốn em bé Tu vong. số bệnh nhân tăng gần 450% so với năm 2019, tăng đến 15 lần so với giai đoạn từ năm 2014 đến 2018.

Covid-19 đã làm gián đoạn tiêm chủng, góp phần khiến dịch bạch hầu bùng phát. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ quên đưa con đi tiêm. Ở Tây Nguyên, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu - bệnh có trong chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc - chỉ đạt 50%. Để dập dịch, các đội y bác sĩ lập tức được điều tới buôn làng để tiêm chủng cộng đồng cho hàng chục nghìn người. Tháng 10, dịch được khống chế.

Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu cho người dân ở Đăk Nông hồi tháng 6. Ảnh:Ngô Duyên

Tháng 11, bệnh Whitmore bùng phát ở miền Trung, do mưa lũ kéo dài là môi trường sinh trưởng mạnh mẽ của vi khuẩn gây bệnh. Bệnh viện Trung ương Huế từ đầu năm đến tháng 10 tiếp nhận 41 ca, gấp 3 lần số ca trung bình nhiều năm qua. Quảng Trị ghi nhận 30 ca. Số ca Whitmore tăng đột biến liên quan chặt chẽ với tình trạng mưa lũ tại các địa phương.

Sốt mò - bệnh truyền nhiễm tưởng đã biến mất nhiều năm - xuất hiện lại vào cuối năm ở một số tỉnh miền bắc. Do thông tin về bệnh không phổ biến, hầu hết người bệnh tới viện muộn, trong tình trạng nặng.

Những bệnh truyền nhiễm ch*t người trên đều là bệnh cũ tái xuất, hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine và vệ sinh sạch sẽ.

Ban Sức Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/5-su-kien-y-te-noi-bat-nam-2020-4206791.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY