Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

8 triệu chứng sỏi thận bạn nên đi khám ngay khi nhận ra

Đau bụng, lưng, tiếu gấp,... là các triệu chứng sỏi thận phổ biến. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

đau đớn ở vùng chậu, lưng, tiểu nhắt, nước tiểu vẩn đục và có mùi,… là những triệu chứng sỏi thận thường gặp. hầu hết các trường hợp sỏi thận đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. tuy nhiên chậm trễ trong việc phát hiện có thể khiến sỏi tăng kích thước và gây tổn thương lên các cơ quan tiết niệu.

8 triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Sỏi thận là tinh thể rắn hình thành từ quá trình kết tinh muối và các khoáng chất dư thừa bên trong thận.

Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau. Khi mới hình thành, tinh thể này có kích thước chỉ khoảng 1 inch. Tuy nhiên theo thời gian, sỏi có thể phát triển và lớn dần lên. Một số trường hợp sỏi có kích thước lớn và chiếm gần hết không gian thận.

Sỏi thận nhỏ thường không gây ra bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. tuy nhiên khi sỏi bắt đầu di chuyển vào niệu quản – ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, cơn đau và cảm giác khó chịu mới bắt đầu phát sinh.

Nếu phát hiện sớm, bạn có thể điều trị nội khoa để cải thiện bệnh. Tuy nhiên khi tinh thể rắn có kích thước quá lớn, bạn buộc phải can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra khỏi thận.

Dưới đây là 8 triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sỏi thận phổ biến nhất.

1. Đau ở lưng, bụng và một bên hông

Cơn đau ở lưng, bụng và một bên hông là triệu chứng đặc trưng của bệnh sỏi thận. thông thường cơn đau bắt đầu khi sỏi di chuyển vào niệu quản và gây tắc nghẽn. tình trạng này khiến lượng nước tiểu không chảy xuống bàng quang, tích tụ và gây áp lực cho thận. sau đó, áp lực kích hoạt các dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não.

Cơn đau do sỏi thận thường rất đột ngột, vị trí và mức độ đau đớn cũng thay đổi thất thường do sỏi có xu hướng di chuyển ở trong các cơ quan tiết niệu.

Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài phút, sau đó biến mất và có thể quay lại nhiều lần. Nếu sỏi có kích thước lớn, cơn đau có thể chạy dọc từ lưng xuống hông, sau đó tỏa ra vùng bụng và bẹn.

Mặc dù kích thước sỏi ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ của cơn đau. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào đường di chuyển của sỏi và khả năng co thắt niệu quả ở từng bệnh nhân.

2. Đau rát khi tiểu tiện

Khi sỏi di chuyển đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang, bạn sẽ có cảm giác đau khi đi tiểu. Tình trạng này còn được gọi là chứng khó tiểu.

Ngoài cảm giác đau đớn, bạn có thể nhận thấy cảm giác nóng rát và khó chịu khi tiểu tiện. đau rát khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. do đó bạn nên quan sát thêm những triệu chứng đi kèm để xác định đúng tình trạng mà mình gặp phải.

3. Tiểu gấp và thường xuyên hơn

Tiểu gấp và đi tiểu thường xuyên hơn cũng là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Lúc này sỏi bắt đầu di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu và kích thích bàng quang co bóp để đào thải nước tiểu.

Tình trạng này thôi thúc bạn đi tiểu nhiều lần cả vào ban ngày và ban đêm.

4. Tiểu ra máu

Tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến ở những người bị sỏi đường tiết niệu. bạn có thể nhận thấy nước tiểu có màu sắc bất thường, hầu hết có màu hồng, đỏ hoặc nâu.

Một số trường hợp không nhận ra tình trạng tiểu máu do tế bào máu có kích thước rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

5. Nước tiểu đục và có mùi

Khi thể trạng khỏe mạnh và được cung cấp đủ nước, nước tiểu thường không có mùi (hoặc chỉ mùi rất nhẹ) và có màu vàng nhạt. Tuy nhiên khi thận và đường tiết niệu có vấn đề, nước tiểu thường vẩn đục và có mùi hôi khó chịu.

Mùi trong nước tiểu có thể do nồng độ muối, khoáng chất dư thừa quá cao. Tuy nhiên mùi hôi cũng có thể do vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

6. Đi tiểu nhắt

Khi sỏi thận phát triển, sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản và làm chậm hoặc ngưng dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Nếu dòng chảy bị chậm lại, bạn sẽ gặp phải triệu chứng tiểu nhắt. ngược lại khi niệu quản bị tắc nghẽn hoàn toàn, bạn hầu như không thể đi tiểu. đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. nếu không được xử lý kịp thời, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nặng nề.

7. Buồn nôn và nôn mửa

Người bị sỏi thận thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. triệu chứng này phát sinh là do các dây thần kinh kết nối giữa thận và hệ thống tiêu hóa bị kích hoạt.

Ngoài ra, buồn nôn và nôn mửa cũng có thể là phản ứng của cơ thể khi các cơn đau dữ dội phát sinh.

8. Sốt và ớn lạnh

Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng ở thận hoặc cơ quan khác bên trong đường tiết niệu. tình trạng này có thể là biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra.

Khi bị nhiễm trùng, bạn có thể bị sốt rất cao (từ 39 độ trở lên). nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. do đó bạn cần gọi cấp cứu hoặc chủ động đến bệnh viện khi nhận thấy các triệu chứng nói trên.

Bài viết đã tổng hợp 8 triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận. để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. việc xác định bệnh qua những triệu chứng lâm sàng có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn và dẫn đến những tình huống rủi ro.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/trieu-chung-soi-than)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY