Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ai được miễn phí xét nghiệm COVID-19?

MangYTe - Người bệnh nội trú, cán bộ, nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh..., sẽ không phải trả chi phí xét nghiệm COVID-19.

Theo công văn của bộ y tế ngày 23/6, 5 nhóm người được áp dụng là (1) bệnh nhân nội trú; (2) người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú; (3) cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh; (4) người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại; (5) người nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào việt nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc đối tượng 1-2-3-4 vừa nêu trên.

Phạm vi áp dụng là các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc (bao gồm cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu COVID-19).

Về nguồn kinh phí thực hiện, quỹ bảo hiểm y tế chi trả với các đối tượng trong 5 nhóm trên đây với người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của trường hợp được bệnh viện chỉ định xét nghiệm.

Với người thuộc 5 nhóm này nhưng không có thẻ BHYT hoặc có thẻ BHYT nhưng không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và phần cùng chi trả (nếu có) của người bệnh có thẻ BHYT trên đây thì kinh phí do ngân sách nhà nước chi trả.

Về phương pháp xét nghiệm, công văn nêu rõ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ khả năng triển khai và hướng dẫn của bộ y tế thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp các phương pháp như xét nghiệm nhanh kháng nguyên, rrt- pcr đơn mẫu, rrt-pcr gộp mẫu theo hướng dẫn của bộ y tế. trường hợp có triệu chứng, người tiếp xúc trực tiếp có nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc mẫu đơn.

Giá thanh toán chi phí xét nghiệm covid-19 thực hiện theo hướng dẫn của bộ y tế tại công văn số 4356 ngày 28/5.

Mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu.

Về tần suất xét nghiệm:

- đối với cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày/lần;

- đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú: thực hiện xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;

- Đối với người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện xét nghiệm;

- đối với người bệnh đang được điều trị nội trú: thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày điều trị/lần. trong trường hợp có ca mắc covid-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng;

- đối với người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại: trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày thì được 1 lần xét nghiệm sars-cov-2 cho người nhà chăm sóc người bệnh và đối với trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên thì được 2 lần xét nghiệm covid-19 cho người nhà chăm sóc người bệnh.

- Đối với người bệnh trước khi ra viện: không áp dụng.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ai-duoc-mien-phi-xet-nghiem-covid-19-20210623190457623.htm)

Chủ đề liên quan:

covid-19 xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY