Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Atropine nhỏ mắt có làm chậm lại tiến triển cận thị ở trẻ em?

Các nhà khoa hoc khám phá ra dung dịch atropine nồng độ thấp- loại Thu*c thường được dùng để điều trị lác, viêm màng bồ đào… cũng có tác dụng với điều trị tât cận thị.

Cận thị có phải là một bệnh dịch?

Cận thị gia tăng mạnh trong vài thập niên gần đây, là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. tại mỹ ước chừng có 42% trẻ em cận thị, tăng 25% so với thập niên 70. báo cáo của các nước châu á trên trẻ em cận thị chiếm tỷ lệ 80-90%. điều lo ngại cho trẻ cận thị không chỉ là việc thay và mua kính gọng hay kính tiếp xúc mới mà còn là những biến chứng tiềm tàng và nguy hiểm nếu cận thị mức nặng- số kính cao như bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, đục chín thể thủy tinh và glôcôm sắc tố.

Rất nhiều các nghiên cứu viên nhãn khoa hy vọng giảm thiểu được số người cận thị số cao, do vậy cũng giảm thiểu được người bị những biến chứng vừa nêu. một trong những cứu cánh của họ chính là atropine.

Có thể làm chậm tiến triển của cận thị bằng atropin?

Một ngày nào đó theo các nghiên cứu viên của singapore điều này có thể thực hiện được. họ khám phá ra rằng dung dịch kinh điển atropine nồng độ thấp- loại Thu*c thường được dùng để điều trị lác, viêm màng bồ đào… cũng có tác dụng với điều trị tât cận thị. trong 5 năm tiến hành thử nghiệm lâm sàng dung dịch atropine 0.01% tỏ ra có tác dụng làm chậm đi tiến triển của cận thị trên 50% các trường hợp và hầu hết không gây tác dụng phụ.

Bs donald t. tan, giáo sư nhãn khoa, nghiên cứu viên chính của viện nghiên cứu và viện mắt quốc gia singapore cho biết, đã có một thời gian dài chúng tôi biết về tác dụng của dung dịch atropine phần nào đó giúp chống lại cận thị tiến triển nhưng bây giờ chúng tôi đã có thêm dữ liệu nữa: nó không chỉ hiệu quả mà còn an toàn.  các khám phá cũng gợi ý rằng loại Thu*c này cũng là ứng cử viên tiềm tàng để trở thành phương Thu*c điều trị hiệu quả chống lại trào lưu cận thị trên toàn thế giới.

Cùng với các can thiệp khác phương pháp điều trị trên có thể trở thành phương pháp dự phòng tuyệt vời đối với giảm thị lực do cận thị cho trẻ em trên toàn thế giớ. bs tan nhấn mạnh

Thực hư atropin làm chậm cận thị như thế nào?

Từ năm 1920 các bác sĩ mắt dùng dung dịch atropine nhỏ mắt 1% để điều trị lác, nhược thị, hay như một công cụ gia phạt thay thế. các bác sĩ mắt ở châu á, nơi mà cận thị đang ở mức tồi tệ, bắt đầu nghiên cứu dùng atropine nhỏ mắt để làm chậm lại cận thị tiến triển từ những năm 80. nhưng mãi đến năm 2000 vẫn chưa có những nghiên cứu nghiêm túc để đánh giá tác dụng và độ an toàn của loại Thu*c này. các bác sĩ dùng atropine với nồng độ khác nhau để điều trị cận thị.

Khi được dùng ở nồng độ cao, atropine gây giãn đồng tử trong một tuần, do vậy gây các tác dụng phụ như nhìn mờ khi đọc sách, sợ ánh sáng. trẻ đang đeo kính phải chuyển sang dùng kính 2 tròng hoặc kính màu, thêm nữa Thu*c có thể gây kích ứng da. chính những tác dụng phụ của Thu*c làm người ta không ưa dùng atropine đặc biệt là ở mỹ.

“những điều trẻ không muốn là đồng tử của chúng bị giãn, sợ sáng và không đọc được nữa nếu thiếu kính 2 tròng trong suốt thời ấu thơ thì theo những nghiên cứu gần đây nhất đã chứng tỏ nồng độ atropine thấp hơn gần như không có tác dụng phụ”. bác sĩ, tiến sĩ david hunter, trưởng khoa mắt bệnh viện nhi boston, gs đại học y harvard nhận định.

Nghiên cứu với các nồng độ cao thấp khác nhau, trong thời gian tới 5 năm, nhóm của bs tan đã tìm ra nồng độ thấp nhất của atropine có tác dụng với cận thị qua các quãng thời gian. đồng tử không bị giãn quá 1 mm, gần như không bị mất thị lực nhìn gần, giúp cho đọc sách và nhìn vật tiêu gần không bị ảnh hưởng.

Lý do khiến atropin chưa dùng phổ biến

Hiện nay atropine 0.01% còn chưa phổ biến do:

Thu*c được các nhóm nghiên cứu ở châu Á nghiên cứu nhiều nhưng chưa được các bác sĩ khối Anh- Mỹ thử nghiệm do những tiêu chuẩn, hành lang pháp lý khác biệt. Tại Singapore, Đài Loan, Trung Quốc đã có nghiên cứu cỡ mẫu lớn- MetaAnalysis ( >1000 người) ngược lại ở Mỹ mới có các nghiên cứu khoảng 100 người. Như vậy về mặt chủng tộc, địa dư không thể cho ra khuyến cáo mạnh mẽ cho dù kết quả đầu ra đều đáng khích lệ. FDA chưa công nhận sản phẩm này nhưng vẫn cho Thu*c lưu lành dưới dạng pha chế bóc nhãn- off label, cha mẹ bệnh nhân sẽ quyết định dùng hay không sau khi có tư vấn của bác sĩ mắt. Giá khoảng 75-85 USD/ 1 tháng điều trị.

Lứa tuổi để thử nghiệm Thu*c là trong khoảng 5-11 tuổi, có tác giả chọn 6-12 vì trẻ dưới 5 tuổi nếu có cận thị không dùng atropine có thể can thiệp, còn ở tuổi hơn 12 cận thị vẫn tiến triển bình thường mà atropine không làm gì được. Thu*c chỉ hữu ích với cận thị trục (cận thị do trục nhãn cầu dài hơn bình thường). như vậy đây không phải là cứu tinh cho tất cả những ai đang cận thị hoặc có nguy cơ cận thị.

Tiêu chuẩn để chọn bệnh nhân thử nghiệm là mỗi năm trẻ đang tăng số cận 1D, phải dùng Thu*c liên tục trong 2 năm. Tại điểm cuối của nghiên cứu có 80% bệnh nhân nhóm không dùng Thu*c tăng số và 36% nhóm có dùng Thu*c tăng số. Kết quả có ý nghĩa thống kê nhưng chưa mạnh mẽ lắm. Với trẻ đang cận 2 D mất 2 năm điều trị để không tăng lên 4 độ (gấp đôi) nhiều phụ huynh không thấy ý nghĩa rõ ràng mà họ chỉ sợ con họ đang cận 4 tăng lên 8 độ (cũng là gấp đôi). Vì vậy cha mẹ trẻ ở Mỹ ít muốn dùng sản phẩm này.

Phải dùng Thu*c ít nhất 6 tháng mới có tác dụng, sau 2 năm là thời gian theo dõi trung bình của các nghiên cứu. Điều này cho thấy phải có các nghiên cứu dài hơi nữa. Phải dùng Thu*c trong bao nhiêu lâu, sau khi dừng Thu*c bao nhiêu lâu thì nguy cơ tái tăng số cận lại quay về… Hiện chưa có khuyến cáo nào trả lời được vấn đề này

Cần nghiên cứu thêm

Tuy nhiên cơ chế hoạt động của atropine trong việc giảm nhẹ cận thị còn chưa được hiểu biết tường tận cho dù 2 cơ chế được nhắc đến lợi ích của nó, đó là: atropine làm dày hắc mạc do tăng phóng thích dopamine và làm thay đổi gắn kết giữa thụ thể muscarinic với protenine g, làm thay đổi lưới sợi bào trên củng mạc.

Các chuyên gia cho rằng cần xác định khi nào thì điều trị bằng sản phẩm này; độ an toàn của nó, và cần nhỏ trong bao nhiêu lâu thì có tác dụng... cần có thêm những nghiên cứu trên atropine với cận thị tiến triển tiến hành tại châu âu, nhật bản, mỹ để giúp trả lời những câu hỏi trên.

Bs Hoàng Cương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/atropine-nho-mat-co-lam-cham-lai-tien-trien-can-thi-o-tre-em-n185091.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY