Tâm linh hôm nay

Ba mươi biểu hiểu thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn (câu số 3) (P.1)

Trong tinh thần Phật học Sự thật cuối cùng trong đời sống hiện hữu của con người và tất cả mọi hành động đứng sau những hoạt động nhận thức này không thể biết được thường được gọi là Ālaya (आलय).

असंविदितकोपादिस्थानविज्ञप्तिकं च तत्।

सदास्पर्शमनस्कारवित्संज्ञाचेतनान्वितम्॥३॥

Asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ ca tat|

Sadā sparśamanaskāravitsaṁjñācetanānvitam||3||

Từ vựng:

Asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ (असंविदितकोपादिस्थानविज्ञप्तिकं) là những chữ viết ghép và viết dính liền nhau. Asaṃviditakopādi (असंविदितकोपादि) là cách viết nối âm của Asaṃviditaka (असंविदितक) và upādi (उपादि) theo quy luật a(अ)/ā (आ)+ u (उ)/ū (ऊ) thành o (ओ). Sthānavijñaptikaṃ (स्थानविज्ञप्तिकं) là những chữ viết dính nhau của Sthāna (स्थान) và vijñaptikaṃ (विज्ञप्तिकं)

Asaṃviditaka (असंविदितक) là chữ ghép từ: a (अ)+ saṃvidita (संविदित)+ ka (क).

A (अ) là chữ đầu tiên của bảng chữ cái và cũng là một nguyên âm ngắn trong tiếng Phạn. A (अ) là chữ được dùng để đổi ý nghĩa của các từ vựng. A (अ) là giới từ: từ khi | A (अ) là trạng cách: đến khi, ngay khi, xa hơn nữa | A (अ) là liên từ: nhiều hơn, ngay cả…| A (अ) là tiếp đầu ngữ có nghĩa là không…

An (अन्) là tiếp đầu ngữ hay tiền tố phủ định dùng đứng trước nguyên âm. ...

Hai chữ a (अ) gần nhau đổi thành chữ ā (आ). a (अ)+ a (अ) = ā (आ)).

Saṃvidita (संविदित) là chữ ghép từ : Saṃ (सं) + vidita (विदित).

Saṃ (सं), Sam (सम्), Sām (साम्) là những cách viết khác nhau tùy theo cú pháp nối âm trong tiếng Phạn, nhưng chúng đều đồng nghĩa như nhau. Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng…

Vidita (विदित) là quá khứ phân từ của động từ căn √vid (theo nghĩa số một của nó) √ विद्. Động từ căn √vid ((√विद्) (theo nghĩa số một của nó)), thuộc nhóm [2, 5, 6] và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng được biết như: biết, biết thực tế, biết như, hiểu, kinh nghiệm, cảm nhận, được nhận thức, thấy, có thể được biết đến, hiển thị, giao tiếp, học, muốn biết, cũng biết, trí thông minh, khôn ngoan…

Ka (क) là âm đuôi. Ngoài ra Ka (क) là đại từ nghi vấn và cũng là thán từ. Ka (क) có những nghĩa được biết như: ai, cái nào, cái gì, như thế nào, tại sao, cái nào tốt chứ, như vậy là thế nào… (Xem chữ Kiṃ (किं) hay Kim (किम्)).


Saṃvidita (संविदित) là quá khứ phân từ của saṃvid (theo nghĩa 1 của nó (संविद्)). Saṃvidita (संविदित) nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng được biết như: đã biết, đã hiểu biết, đã cảm nhận, đã được nhận thức, đã thấy, đã có thể được biết đến, đã biểu lộ, đã giao tiếp…

Saṃvidita (संविदित) là hô cách số ít trong bảng biến thân của saṃvidita (संविदित) ở dạng giống đực và trung tính.

Asaṃviditaka (असंविदितक) có những nghĩa thường được hiểu như: đã không biết, đã không hiểu biết, đã không cảm nhận, đã không được nhận thức, đã không thấy, đã không có thể biết đến, đã không biểu lộ, đã không giao tiếp, đã không thể biết…

Asaṃviditakopādi (असंविदितकोपादि) là cách viết nối âm của Asaṃviditaka (असंविदितक) và upādi theo quy luật a(अ)/ā (आ)+ u (उ)/ū (ऊ) thành o (ओ).

Upādi (उपादि) là từ Pāli và Upādhi (उपाधि) là từ tiếng Phạn. Upādhi (उपाधि) được ghép từ : Upa (उप) + ā (आ) + √dhā (√ धा).

Upa (उप) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: đi đến gần, xích lại gần, gần bên cạnh, gần chung với…

Ā (आ) là chữ đầu tiên của bảng chữ cái và cũng là một nguyên âm ngắn trong tiếng Phạn. Ā (आ) là chữ được dùng để đổi ý nghĩa của các từ vựng. Ā (आ) là giới từ: từ khi | Ā (आ) là trạng cách: đến khi, ngay khi, xa hơn nữa | Ā (आ) là liên từ: nhiều hơn, ngay cả…| Ā (आ) là tiếp đầu ngữ có nghĩa là không…

Động từ căn √dhā (theo nghĩa 1của nó (√ धा)) thuộc nhóm [3] và nó có những nghĩa khác nhau tùy theo thể chia thì của nó mà sử dụng như: đặt để, cho, chịu đựng, đặt lên, hướng tới, sanh ra, tạo ra, thực thi, thực hành, dùng chỉ định để làm cho cái gì đó, chấp nhận theo hay với cái gì đó, có, nắm được, giữ, bị hay được đặt lên, làm cho đặt lên, muốn trưng lên, muốn cho, muốn nắm lấy…

Upādhi (उपाधि) là chữ ghép từ Upa (उप) +ādhi (आधि) theo luật nối âm: a (अ)+ a (अ) = ā (आ) giữa chữ Upa (उप) và ādhi (आधि).

Ādhi (आधि) là chữ ghép từ Ā (आ) + dhi (धि). Ādhi ((आधि) có gốc từ Ādhā (आधा). Ādhi ((आधि) theo nghĩa 1 của nó)) có những nghĩa được biết như: chỗ dồn lại, chỗ tập hợp, sự đặt xuống, đặt, gửi, giữ, kho… Ādhi ((आधि) theo nghĩa 2 của nó)) có những nghĩa được biết như: suy nghĩ, lo âu, phiền muộn, ngẫm nghĩ, nhận xét…

Ādhā (आधा) là chữ ghép từ Ā (आ) + dhā (धा). Ādhā (आधा) là động từ thuộc nhóm [3] và nó có những nghĩa khác nhau tùy theo thể chia thì của nó mà sử dụng như: đặt lên, đặt vào, để vào, bỏ vào, cho vào, chấp nhận, giữ lại…


Sthāna (स्थान) là hô cách số ít trong bảng biến thân của sthāna (स्थान) ở dạng trung tính. Sthāna (स्थान) có gốc từ động từ căn √sthā((√स्था), theo nghĩa số 1 của nó)). Động từ căn √sthā, (√स्था), (nhóm 1) và có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng được biết như: làm cho đứng thẳng, làm không cho chuyển động, ở lại, sống, kiên trì, còn tồn tại, kéo dài, tự dừng lại, đang có mặt, thực hành, tự dựa vào cái gì đó, đứng, làm cho vững chắc…

Sthāna (स्थान) có những nghĩa được biết như: các hành động làm cho đứng thẳng, làm không cho chuyển, các hành động làm không cho chuyển động, các hành động làm ở lại, sống, các hành động làm kiên trì, các hành động làm còn tồn tại, các hành động làm kéo dài, các hành động làm tự dừng lại, các hành động làm đang có mặt, các hành động làm thực hành, các hành động làm tự dựa vào cái gì đó, các hành động làm cho đứng, các hành động làm cho làm cho vững chắc… địa điểm lưu trữ hoặc lưu trữ, điều kiện, tại chỗ, địa phương, nơi ở, nhà ở, trụ xứ, sở tại, căn bản, chỗ ở, xứ…

Vijñaptikaṃ (विज्ञप्तिकं) có gốc từ Vijñapti (विज्ञप्ति) và Vijñapti (विज्ञप्ति) có gốc từ Vijñap (विज्ञप्). Vijñap (विज्ञप्) là từ ghép của: Vi (वि) + jñā (ज्ञा).


Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

Động từ căn √ jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như: biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…

Vijña (विज्ञा (theo nghĩa 1 của nó)) có những nghĩa được biết như: nhận ra, nhận biết, nhận thấy, thừa nhận, công nhận,nhận thức, tri giác,nhận rõ, phân biệt, hiểu, biết, được biết,báo cho biết, cho biết, thông báo, rèn luyện, trau giồi, vun đắp…

Sthānavijñaptikaṃ (स्थानविज्ञप्तिकं) trong tinh thần Phật học, thường được hiểu như: những hoạt động nhận thức về sự thật cuối cùng trong đời sống hiện hữu của con người và tất cả mọi hành động đứng sau những hoạt động nhận thức này không thể biết được, bởi vì các hạt mầm (bīja(बीज)) của Nghiệp (karma,(कर्म)) được chứa trong sự thật cuối cùng này tác động với Vô minh (Avidyā (अविद्या)) và Ngã chấp (Ātmagrāha(आत्मग्राह)) mà biểu hiện ra các vòng tác động tạo tác khác nhau không dừng…

Trong tinh thần Phật học "Sự thật cuối cùng trong đời sống hiện hữu của con người và tất cả mọi hành động đứng sau những hoạt động nhận thức này không thể biết được" thường được gọi là Ālaya (आलय).

Trích trong Tinh hoa Phật học

Ts.Huệ Dân

Huệ Dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/ba-muoi-bieu-hieu-thuc-hien-cua-duy-thuc-trong-tieng-phan-cau-so-3-p1-d19689.html)

Chủ đề liên quan:

thực hiệ thực hiện

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY