Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Đông y gọi bệnh sởi là ma chẩn hoặc sa tử. Có thể tham khảo một số bài Thuốc nam để hỗ trợ điều trị. Khi sởi chưa mọc có thể nấu nước lá diếp cá và riềng để uống, lúc sởi hết nên dùng bài Thuốc từ sa sâm, hạt sen.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, phổ biến ở trẻ em. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Các triệu chứng thường gặp của sởi là sốt, phát ban, kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp.

Sau mắc sởi, sức đề kháng cơ thể suy giảm, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân dễ bị biến chứng như mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não. Nặng, bệnh nhân có thể tàn phế, Tu vong, nhất là với trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể sảy thai, đẻ non.

Để phòng chống sởi, Bộ Y tế khuyến cáo cho trẻ tiêm chủng vắcxin sởi đầy đủ, đúng lịch. Cách ly trẻ bị bệnh với trẻ lành để tránh lây lan, đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác và điều trị.

Tin liên quan: Cây dược liệu cây Canh châu, Chanh châu, Quanh châu, phòng bệnh sởi đậu

Đông y gọi bệnh sởi là ma chẩn hoặc sa tử. Có thể tham khảo một số bài Thuốc nam để hỗ trợ điều trị.

Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc): ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, mệt mỏi, sốt cao dần, niêm mạc miệng có ban chẩn. Có thể áp dụng một trong các bài Thuốc:

- Lá diếp cá, rau dệu, mỗi vị 16g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

- Ngưu bàng 12 g, kim ngân hoa, cát căn, bạc hà, kinh giới mỗi vị 8 g. Đổ nước ngập, đậy kín, sắc rồi xông và uống.

- Liên kiều, huyền sâm, mỗi vị 16 g, kim ngân hoa, ngưu bàng, tử thảo, hoàng đằng, mẫu đơn bì mỗi vị 10 g, cam thảo 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Lá diếp cá tươi 30 g, mùi tàu 20 g, riềng 6 g nấu lấy nước uống trong ngày.

Thời kỳ sởi mọc (bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi đến khi mọc dày toàn thân, độ 3-4 ngày). Sởi mọc tuần tự từ đầu mặt, thân mình, tay chân, lòng bàn tay chân, ngày càng dày, sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão. Áp dụng một trong các bài Thuốc làm sởi chóng mọc và mọc đều:

- Quả khế thái lát phơi khô, rau dệu, lá nọc sởi, canh châu mỗi vị 20 g, đều sao vàng, hạ thổ. Sắc uống mỗi ngày một thang.

- Lá tre 20 g, sài đất, kim ngân hoa, mỗi vị 16 g; mạch môn, sa sâm, sắn dây, cam thảo đất mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Hoa kim ngân, cỏ ban mỗi vị 30 g. Dùng tươi giã nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô sắc uống.

Thời kỳ sởi bay, bệnh nhân mất nước vì sốt kéo dài, miệng khô, ho. Áp dụng một trong các bài Thuốc:

- Sa sâm, hạt sen, đậu đỏ, lá dâu non mỗi vị 120 g, cam thảo, mạch môn, hoàng tinh mỗi vị 80 g, hoài sơn 60 g. Tán thành bột, làm viên. Ngày uống 30 g, chia làm 3 lần.

- Sa sâm 12 g, ngân sài hồ, huyền sâm mỗi vị 8 g, đảng sâm, mạch môn mỗi vị 6 g, cam thảo 4 g, long đởm thảo, đăng tâm mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một thang.

- Hoàng cầm, địa cốt bì mỗi vị 12 g, tang bạch bì (vỏ dễ cây dâu), mạch môn, sa sâm, lô căn (rễ sậy) mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Khi trẻ bị sởi, nên tăng cường dinh dưỡng, ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân. Cho trẻ uống nhiều nước, nước chanh, cam.

Bột cam thảo trộn với mật ong giúp giảm ho và viêm họng do virus sởi. Bột nghệ trộn với mật ong hoặc sữa giúp người bệnh nhanh phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch.

Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên, xào gây khó khăn trong tiêu hóa. Không ăn thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao, gia vị cay nóng như tiêu,ớt, đồ uống có ga, cồn.

Bác sĩ Lê Thân Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/bai-thuoc-nam-ho-tro-dieu-tri-benh-soi)

Tin cùng nội dung

  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY