Theo (thường trực tại thư viện lưu trú thuộc hội bảo vệ quyền trẻ em việt nam), thứ nhất là vấn đề làm thế nào khi con muốn ở với cả hai. nếu con đủ tuổi thì tòa sẽ hỏi ý kiến của con. khi con không đưa ra được quyết định phần lớn là các luật sư khuyên và tòa sẽ xử mỗi người nuôi một con và mỗi người một nửa tài sản. đó là thông thường. còn trong những trường hợp khác thường sẽ ưu tiên cho người có điều kiện mà có thể giúp đứa trẻ phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp hôn nhân không thể cứu vãn, hai người không thể cùng chung sống trong một mái nhà thì không nên tách hai đứa trẻ mỗi đứa một nơi. không chỉ phụ huynh căng thẳng và sốc trong thời kỳ này mà trẻ cũng vậy.
Phụ huynh căng thẳng chuyện tình cảm, vô định tương lai, công việc…nghĩ đến việc người ta xì xào chỉ trỏ mình là người bỏ chồng, mình là người bỏ vợ, người này hỏi, người kia hỏi…về nhà cãi vã hay không nhưng vẫn nhìn thấy những gương mặt ấy, đồ vật ấy… nó mang lại cái an nhất định sẽ ra sao nên phụ huynh mang tâm lý lưu luyến , hoài niệm và sốc trong thời kỳ này.
Các con cũng vậy, trẻ cũng có áp lực dư luận, thường cũng muốn giấu diếm chuyện không dám nói ra, dần thấy tự ti với bạn bè, không có người để sẻ chia trẻ dễ dần rơi vào trạng thái cô lập, tiêu cực và trầm cảm… nếu may mắn được ở cùng anh chị em ruột, lúc này anh chị em ruột như là người để có thể tâm sự chuyện gia đình, thấu cảm, động viên lẫn nhau vì bố mẹ còn đau đầu việc bố mẹ dù thương con nhưng đâu thể làm bạn với chúng thời kỳ này
Chúng ta thử hình dung, trong cuộc sống bình thường, hằng ngày trẻ trở về nhà có bố, có mẹ, có anh chị em. Đối với trẻ, đây là nền tảng, bệ đỡ vững chắc để trẻ tự tin học hỏi, tương tác ngoài xã hội…. đó là cuộc sống của trẻ. Hằng ngày trẻ về nhà chuyện thì nói với bố, chuyện thì nói với mẹ, rồi anh chị em cuộc sống thú vị là thế… Có khi tị nạnh nhau việc rửa bát, quét nhà rồi có khi tranh luận, cãi vã những chuyện đâu đâu rồi bố mẹ lại là người phân xử xong một lúc lại chơi với nhau… Tất cả điều đó là thanh âm cuộc sống.
Nay bố mẹ chẳng còn hòa thuận, việc bố hoặc mẹ rời đi là một tổn thất rất lớn. Nếu những đứa trẻ của bạn đang ở tuổi thanh thiếu niên càng cần ai đó để tâm sự, sẻ chia. Mà sẻ chia với ai? Chúng cũng không muốn nhiều người biết chuyện gia đình, chuyện bố mẹ, cứ thế chúng thu mình, thu mình… Và vì điều đó là diễn tiến tâm lý thường thấy ở thanh thiếu niên nên nếu thực sự phụ huynh không thể cùng nhau tiếp tục chung sống thì xin hãy để những đứa trẻ là anh chị em với nhau được sống cùng nhau.
Ảnh minh họa
Chuyên gia cũng cho rằng, việc thiếu vắng một người cha hay mẹ đã là một cú sốc lớn nếu nay lại tước mất đi một người bạn, một người anh em, người sẻ chia những câu chuyện thầm kín, không thể nói ở ngoài kia thì điều đó là một sự tàn nhẫn. Rồi không kể đến việc sau đó bên này cấm vận bên kia chuyện thăm nuôi, nói xấu nhau. Bên nội nói xấu mẹ, bên ngoại nói xấu bố, những đứa trẻ sống ở hai phe đối nghịch, chúng không biết phải làm sao… và đó là sự tàn nhẫn tận cùng.
Nếu phụ huynh phải chia tay thì phụ huynh nên để bọn trẻ tiếp tục sống cùng nhau, bầu bạn sẻ chia. Hãy cho chúng được giữ thể diện của chúng, được có một người bạn để chúng sẻ chia với nhau mà không cảm thấy tự ti đó là người anh chị em ruột của chúng.
Thiết nghĩ, cuộc sống không ai vẹn toàn và ai hợp ai hết. Điều tốt nhất là bố mẹ hãy cho nhau cơ hội thêm một lần nữa, dưới sự hỗ trợ của nhà tư vấn tâm lý hôn nhân để có thể hàn gắn. Ly hôn là dấu chấm hết cho một cuộc hôn nhân nhưng nỗi đau sẽ không thể chấm hết nếu giai đoạn "tiền ly hôn" chúng ta không đúng cách thì hôn nhân thất bại mà ly hôn còn khiến mọi việc tồi tệ hơn. Người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc ly hôn của cha và mẹ chúng chính là những đứa con.
Vợ chồng sống với nhau đến một giai đoạn nào đó, nếu không có phương pháp chúng ta dễ rơi vào trạng thái bão hòa, nhàm chán. Khi nhận biết được trạng thái này xảy ra chúng ta nên chủ động chuyển đổi: Trước đây chúng ta có cảm xúc rồi mới yêu thương, nay để yêu thương được chúng ta phải ra quyết định trước. Khi ta quyết định yêu thương một ai đó như là một mục tiêu phải đạt trong công việc, sự nghiệp, hay là việc dạy con thì xúc cảm sẽ đến.
Nếu không thể hàn gắn được cuộc sống hôn nhân, chí ít bạn nên để các con có được cuộc sống vui vẻ bên các anh chị em. Trong trường hợp, vợ bạn có thể đảm bảo nuôi được 2 đứa nhỏ, đôi khi bạn cần "chịu thiệt" để các con được sống chung mà không nên tách chúng ra. Bạn vẫn có thể yêu thương chúng bằng việc chu cấp thường xuyên, thăm nom các con. Và dù con ở bất cứ với ai thì cha mẹ cũng cần cho các con một môi trường sạch, tức là không nói xấu vợ hoặc chồng cũ.
Chủ đề liên quan:
băn khoăn khi li hôn chuyên gia tâm lý Hồng Hương để con ở với ai khi li hôn gia đình li hôn vợ chồng li hôn