Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Bé gái 3 tháng mắc COVID-19: Cách nào phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ?

GS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi TW khuyến cáo, cần giữ vệ sinh sạch sẽ và giảm bớt vấn đề tiếp xúc bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em. Đặc biệt người lớn nên hạn chế thói quen ôm ấp, hôn trẻ vì rất dễ lây bệnh qua đường giọt bắn.

Hạn chế tiếp xúc bề mặt, giọt bắn

Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, COVID-19 cũng tương tự như các virus khác là lây truyền qua 2 đường chính đó là đường tiếp xúc trên bề mặt vật dụng và giọt bắn. Do đó, để phòng bệnh COVID-19 thì phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, giảm bớt vấn đề về tiếp xúc trên bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em bé phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.

PGS.TS Trần Minh Điển.

Vấn đề thứ hai đó là giọt bắn, nếu người lớn vô tình ôm ấp, hôn trẻ thì có thể gây ra tình trạng giọt bắn, người nhiễm bệnh có thể lây cho các cháu, cho nên cần giảm bớt các hành động đó.

Đặc biệt vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng, phụ huynh cần chú ý giữ gìn trẻ ấm ấp trong thời tiết mùa đông. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ.

Giữ môi trường thông thoáng, dinh dưỡng đầy đủ

ThS.BS. Nguyễn Hoàng Yến – Trưởng khoa Nhi Hô hấp, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

"Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút  đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông.

Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như hiện tại vì điều này sẽ khiến hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công" - BS. Yến tư vấn.

ThS.BS. Nguyễn Hoàng Yến.

Chuyên gia Nhi khoa cũng khuyến cáo cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu vitamin và khoáng chất) để đảm bảo tăng sức đề kháng, chú ý giữ ấm cơ thể và cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt cần giữ ấm cổ khi trời lạnh.

Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với người chăm sóc trẻ, cần hạn chế đi lại nơi đông người, hạn chế đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19. Khi tiếp xúc với người ốm cần đeo khẩu trang, thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài tối thiểu 20 giây.

Trẻ đi học, phòng COVID-19 cách nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội khuyến cáo với những trẻ đi học thì nên được gia đình tập cho ý thức rửa tay, rửa tay ở nhà, rửa tay khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi, đeo khẩu trang.

Tuy nhiên việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, cha mẹ cần động viên, hướng dẫn con cách làm.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội.


Nhà trường cũng cần có trách nhiệm trong việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học để tránh nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho trẻ bằng cách: Sát khuẩn toàn bộ đồ chơi, dụng cụ của trẻ vì dịch tiết qua đường mũi, mắt thường rất nhiều trên các đồ chơi. 

Hạn chế các lớp quá đông người, nên chia nhỏ nhóm vì tập trung đông học sinh thì mật độ lây nhiễm cao hơn bình thường. 

Các gia đình có con bị ốm thì nên cho trẻ ở nhà ở nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng sao sức đề kháng, chống lại bệnh tật - PGS. Thuý thông tin.

Nguồn: Suckhoedoisong

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e441a31cc284b71bc328944)

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY