Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bệnh viện Bạch Mai kiến nghị nhân viên xét nghiệm âm tính COVID-19 không phải cách ly

Một trong những điều khó khăn nhất hiện nay tại Bệnh viện Bạch Mai là có những cán bộ, nhân viên y tế mặc dù có kết quả xét nghiệm âm tính và đã trang bị bảo hộ đầy đủ nhưng vẫn phải cách ly tại nhà, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn bệnh viện

Tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với các địa phương về khu vực phía Bắc về kiểm soát, giám sát, phòng chống lây nhiễm COVID-19 với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai diễn ra chiều ngày 29/3, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai lo lắng trước thực trạng có những cán bộ, nhân viên y tế mặc dù có kết quả và đã trang bị bảo hộ đầy đủ nhưng đang bị địa phương nơi cư trú yêu cầu cách ly tại nhà, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn

Ngay GS.TS Ngô Quý Châu, quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai cũng không thể ra khỏi nhà để đến họp hội nghị phòng chống dịch.

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ lo ngại có những cán bộ, nhân viên y tế mặc dù có kết quả xét nghiệm âm tính và đã trang bị bảo hộ đầy đủ nhưng đang bị địa phương nơi cư trú yêu cầu cách ly tại nhà, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn bệnh viện

Ông Dương Đức Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, từ ngày 27/3 đến nay, bệnh viện đã lấy hơn 7.000 mẫu bệnh phẩm của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân để xét nghiệm. Đến nay đã có kết quả của hơn 5.000 mẫu kết quả xét nghiệm.

Trong đó chỉ phát hiện nhân viên nhà ăn của Công ty Trường Sinh và người nhà bệnh nhân dương tính với virus SARS-COV-2. Ngoài 2 nữ điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, đến chiều nay chưa phát hiện thêm nhân viên y tế nào của Bệnh viện Bạch Mai mắc COVID-19.

“Điều đó chứng tỏ gần 4.000 nhân viên y tế của chúng tôi thực hiện tự cách ly và sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm rất tốt. Bệnh viện cũng cung cấp đủ các vật tư, trang thiết bị chống nhiễm khuẩn”- ông Hùng nói.

Tuy nhiên, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, từ ngày 28/3, toàn bộ nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai đang ở nhà đều thuộc diện cách ly y tế, không thể đến bệnh viện làm việc, trong khi số đang ở bệnh viện đã hết ca trực.

“Nếu việc này không được điều chỉnh, Bệnh viện sẽ rất khó khăn do thiếu y bác sĩ tham gia điều trị. Đặc biệt trong 3 ngày tới, khi người nhà đã được đưa đi cách ly, số lượng nhân viên y tế sẽ phải tăng cường thêm để phục vụ, chăm sóc các bệnh nhân”- ông Hùng nêu khó khăn.

Hiện trong khuôn bệnh viện đến nay xét nghiệm, khử trùng môi trường, còn “sạch” hơn ngoài xã hội vì tất cả đã sàng lọc bằng xét nghiệm. Bệnh viện đã làm phiếu xác nhận nhân viên này đã xét nghiệm âm tính, nhưng nếu không có điều chỉnh về lệnh cách ly thì sẽ rất khó khăn về cán bộ y tế tham gia công tác điều trị. “Chúng tôi phơi nhiễm chủ động, có đồ bảo hộ, nên không thể áp dụng việc cách ly khiến nhân viên không thể đi làm”- TS Hùng nói

Theo ông Hùng: Hiện tại nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đó nên nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai không được đi làm, việc này cần xem xét vì sẽ ảnh hưởng đến 800 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, tình trạng nhân viên y tế bị kì thị trong cộng đồng xảy ra ở nhiều nơi, khiến các y bác sĩ không yên tâm điều trị.

“Trong bệnh viện, việc đánh giá F1, F2, F3, F4 khác với trong cộng đồng. Thầy Thu*c đến Bệnh viện nhưng có bảo hộ, như tôi hay các nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế vẫn đến thăm hỏi bệnh nhân, vẫn đến làm việc với các Bệnh viện nhưng có đồ bảo hộ nên về vẫn đi làm bình thường. Nếu không có bác sĩ chăm sóc bệnh nhân thì hàng ngàn bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm”- PGS. TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ.

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng chia sẻ, hiện tất cả các kết quả xét nghiệm của cán bộ y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đều âm tính. “Như vậy, người dân có thể yên tâm, nếu có trường hợp dương tính, chúng tôi sẽ công bố và cách ly ngay”- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nêu rõ.

Tháo gỡ khó khăn vừa nêu, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai lập danh sách những cán bộ, nhân viên y tế cần phải đến bệnh viện, sau đó cung cấp cho chính quyền địa phương sở tại. Bộ đã thống nhất, nếu F1 âm tính thì F2 không phải thực hiện cách ly.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng khẳng định, chiến lược phòng chống COVID-19 hiện nay đã chuyển sang mở rộng xét nghiệm, cách ly khoanh vùng và dập dịch. Riêng với "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai các địa phương cần rà soát các đối tượng để thực hiện cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung.

Đó là bệnh nhân từng điều trị nội trú, ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai trở về địa phương từ ngày 12/3, học sinh, sinh viên y khoa thực tập, những người đã tiếp xúc gần với các bệnh nhân dương tính liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, những người đã tiếp xúc gần với khối nhân viên nhà ăn nhân của Bệnh viện Bạch Mai, những người đến thăm, chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai...

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e80a620f8ec6edadb5dd742)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY