Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được phép xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Theo quyết định 918/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ Y tế, Trung tâm xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chính thức trở thành đơn vị được phép thực hiện các xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Theo quyết định, Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được giao trách nhiệm làm xét nghiệm chẩn đoán xác định các ca mắc COVID-19 ở người có triệu chứng và yếu tố dịch tễ, tìm người cách ly chưa có triệu chứng nhưng đã mang mầm bệnh SARS-CoV-2 (+). Việc tăng năng lực xét nghiệm chẩn đoán mắc COVID-19 là một trong những hoạt động ưu tiên của ngành Y tế Phú Thọ nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát đối với người thuộc diện cách ly trên địa bàn toàn tỉnh.

Người dân có thể tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để trực tiếp làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hoặc có thể liên hệ theo hotline 02106.278.888 để biết thêm các thông tin chi tiết.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu đã ký công văn số 2125-CV/TU của Tỉnh ủy Phú Thọ gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh; các ban đảng, ban cán sự Đảng; các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tỉnh; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

Theo đó, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các ngành liên quan, tăng cường rà soát, quản lý các trường hợp xuất cảnh trái phép, đi làm ăn ở nước ngoài về địa phương, khách du lịch đến địa bàn.

Tỉnh chủ động kết nối thông tin, điều tra, xác minh đối với những trường hợp nghi, nhiễm, tiếp xúc gần với các ca dương tính để tổ chức cách ly, theo dõi theo đúng quy định; trước mắt, thực hiện nghiêm việc khai báo và kiểm tra y tế bắt buộc đối với các trường hợp người nước ngoài, người từ địa phương khác đến lưu trú tại tỉnh Phú Thọ; Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm quy định.

Tỉnh tiếp tục quán triệt quan điểm “chống dịch như chống giặc” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với phương châm: Phòng ngừa từ xa; phát hiện thật sớm; cách ly kịp thời; khoanh vùng thật gọn (nếu có trường hợp lây nhiễm); dập dịch triệt để (nếu có dịch xuất hiện). Tỉnh quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình các trường hợp đang cách ly trên địa bàn tỉnh, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; Chăm lo bảo vệ sức khỏe, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, không để lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, lực lượng vũ trang làm việc tại các khu cách ly tập trung

Các ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, trang thiết bị, vật tư…để cách ly, điều trị kịp thời, hiệu quả các trường hợp mắc bệnh; sẵn sàng chủ động các phương án cần thiết để đảm bảo công tác chăm sóc, điều trị, cách ly trong trường hợp dịch bệnh bùng phát ở quy mô lớn.

Ngành Giáo dục- Đào tạo xây dựng phương án dạy học của các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khuyến khích các hình thức học tập từ xa…

Đến thời điểm hiện tại, địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa ghi nhận ca mắc COVID-19. Hiện nay, Trung tâm cách ly, theo dõi, điều trị tập trung - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục theo dõi 7 trường hợp nghi nhiễm, trong đó đã có 6 trường hợp có kết quả xét nghiệm lần thứ nhất âm tính với virus SARS-CoV-2; một trường hợp đã được lấy mẫu, chờ kết quả. Cơ sở cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh đang theo dõi cách ly 3 trường hợp, trong đó 2 trường hợp trở về từ Trung Quốc, 1 trường hợp trở về từ Hàn Quốc. 452 người đến/trở về từ vùng dịch, có liên quan đến các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 được hướng dẫn cách ly tại nhà.

Tạ Văn Toàn (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/benh-vien-da-khoa-tinh-phu-tho-duoc-phep-xet-nghiem-virus-sarscov2-20200318111828280.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY