Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Bị tiểu đường có được ăn sôcôla đen không?

Bị tiểu đường ăn sôcôla đen được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sôcôla đen liệu có khiến mức đường huyết tăng cao đối với bệnh nhân bị tiểu đường không.

Bị tiểu đường ăn sôcôla đen được không?

Sôcôla đen được làm từ đường, cacao, và vanilla. Không chỉ giúp bạn giảm béo, sôcôla đen được cho là liều Thu*c tốt của sức khỏe do có khả năng chống sự lão hoá của các phân tử trong cơ thể.

Đây là món ăn vặt khoái khẩu, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tiểu đường ăn sôcôla đen được không? Câu trả lời là có, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn sôcôla đen.

Sôcôla đen rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường

Sôcôla đen có thể giúp làm giảm nồng độ insulin. Nó có thể được xem như là một thực phẩm lành mạnh, và được sử dụng một cách thường xuyên với những lợi ích nổi bật, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.

Nhờ vào nồng độ chất flavonoid của sôcôla đen, giúp chống lại bệnh tiểu đường vì chất này giàu chất chống oxy hóa, như vậy sẽ giúp chống sự kháng insulin.

Kháng insulin có thể được giải quyết bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh, có một chế độ ăn uống tốt, tập thể dục đều đặn và ngừng hút Thu*c. Chất flavonoid tuyệt vời này giúp giữ cho các mạch máu khỏe mạnh và cải thiện lưu lượng máu. Điều này là cực kỳ quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường vì họ có thể mắc phải các vấn đề tuần hoàn máu và có thể dẫn tới bị mất tay chân.

Một lợi ích tuyệt vời khác của sôcôla đen là nó là một nguồn rất giàu epicatechin. Hợp chất này xuất hiện một cách tự nhiên trong bột ca cao được sử dụng để chế tạo sôcôla. Nghiên cứu tại Trường y học Harvard cho thấy epicatechin có thể có khả năng loại bỏ 4 căn bệnh nghiêm trọng là: bệnh tim, đột quỵ, ung thư, và tiểu đường type 2.

AloBacsi.vn
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-tieu-duong-co-duoc-an-socola-den-khong-n153703.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY