Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Biết được tác hại của Thuốc lá đối với trẻ em, bạn sẽ hiểu được tại sao người đàn ông này lại làm mũ khóa đầu để cai Thuốc

Dù đã tìm mọi cách nhưng vẫn không cai được Thuốc lá, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ này quyết định làm một cái lồng để khóa đầu mình lại.

Hút Ông İbrahim Yücel, (đến tử Thổ Nhĩ Kỳ) cũng là một người nghiện Thuốc lá nặng và đã hút liên tục trong 26 năm. Điều đó có nghĩa là vợ và 3 đứa con của ông đã phải chịu đựng khói Thuốc lá trong ngần ấy năm trời. Dù đã tìm mọi cách để cai Thuốc lá, nhưng ông Ibrahim Yücel vẫn "chứng nào tật nấy" và không bao giờ "nhịn" quá được vài ngày.

Mặc dù được gia đình, bạn bè khuyên can và chính bản thân ông cũng nhận thức được tác hại của việc hút Thuốc lá, nhưng ông Ibrahim vẫn không thể bỏ được thói quen này Năm 2013, bố của ông qua đời vì ung thư phổi do hút Thuốc lá. Đến lúc này ông Ibrahim mới bừng tỉnh và nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề.

Để cai nghiện, ông đã chế tạo ra một chiếc mũ như lồng chim và đưa chìa khóa cho vợ và con gái giữ.

Ông quyết tâm cai Thuốc lá bằng được, nhưng biết những cách thông thường sẽ không có tác dụng nên ông Ibraham quyết định chế tạo ra một chiếc mũ khóa đầu để đội. Chiếc mũ này có hình dáng giống lồng chim và có những sợi dây đồng đan ngang để ông không thể nhét điếu Thuốc qua đó. Chiếc mũ này có 2 cơ chế khóa và ông đã đưa chìa khóa cho vợ và con gái giữ.

Tuy nhìn có vẻ "bất thường" nhưng nhờ đó mà ông Ibraham đã cai nghiện thành công và không động đến một điếu Thuốc lá nào nữa.

Tác hại của Thuốc lá đối với trẻ em

Hút Thuốc lá vô cùng có hại cho sức khỏe. Đặc biệt trẻ em với sức đề kháng yếu nếu hít phải khói Thuốc lá thụ động liên tục sẽ gặp nguy hiểm đến tình mạng. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút Thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu Thuốc một ngày.

Theo một nghiên cứu mới đây tại Đại học bang San Diego (Mỹ), khói Thuốc lá còn lưu lại trong phổi, trong hơi thở của bạn, thậm chí còn lưu lại trong nhà bạn đến tận 6 tháng. Chính vì thế, việc tránh đi chỗ khác hút Thuốc hay không hút Thuốc trong nhà khi có trẻ em gần như không có tác dụng.

Tiến sĩ Annie Lintzenich Andrews - nhà nghiên cứu chuyên khoa Nhi tại trường Đại học Y khoa South Carolina (Mỹ) cũng cho biết. "Những hậu quả tiêu cực con nhận được khi là người hút Thuốc thụ động không xuất hiện ngay lập tức. Nên phụ huynh không hề đề cao nhận thức về vấn đề này".

Cách đây ít lâu, một em bé ở Hà Nội đã bị nôn ra máu sau khi chơi với bố vừa bị hút Thuốc lá xong. Mẹ của bé, chị Bùi Thanh Huyền cho biết con gái chị đã nôn ra máu 7 lần/ngày. Khi đưa đi viện, bác sĩ phát hiện bé bị tổn thương mũi họng dẫn đến viêm. Chỉ trong vài ngày, con gái chị đã tụt cân từ 12kg xuống còn 8,6kg, người không đứng vững.

Ảnh hưởng của khói Thuốc lá đến trẻ em

Đây là những căn bệnh mà trẻ sẽ phải đối mặt nếu hít phải khói Thuốc lá quá nhiều:

- Nhiễm trùng tai.

- Ho và cảm lạnh.

- Các vấn đề về hô hấp, như viêm phế quản và viêm phổi.

- Sâu răng.

Trẻ em hít phải khói Thuốc thụ động hay bị thở khò khè và lâu khỏi nếu bị cảm lạnh. Ngoài ra hút Thuốc lá thụ động còn gây ra các triệu chứng khác bao gồm nghẹt mũi, nhức đầu, đau họng, kích ứng mắt và khàn giọng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/biet-duoc-tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-tre-em-ban-se-hieu-duoc-tai-sao-nguoi-dan-ong-nay-lai-lam-mu-khoa-dau-de-cai-thuoc-20200110193540467.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY