Người cao tuổi hôm nay

Chăm sóc người cao tuổi

Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam được WHO chấp thuận

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận sản phẩm bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.
bo kit xet nghiem covid 19 cua viet nam duoc who chap thuan Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với Covid-19 của WHO 50.000 USD
bo kit xet nghiem covid 19 cua viet nam duoc who chap thuan Mỹ doạ không khôi phục tài trợ, yêu cầu WHO cải tổ
bo kit xet nghiem covid 19 cua viet nam duoc who chap thuan
Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam được WHO chấp thuận - Ảnh minh họa

Ngày 24/4, tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chấp thuận sản phẩm xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Theo WHO đánh giá, bộ kit LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit do công ty Việt Á sản xuất theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.

Trước đó, ngày 21/4, Cơ quan Quản lý Thu*c và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Vương quốc Anh thông báo cấp chứng nhận bán hàng tự do tại EU và Vương quốc Anh cho bộ test kit xét nghiệm COVID-19 do Việt Nam sản xuất, sau quá trình kiểm định tại đây.

Bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của khu vực kinh tế châu Âu bao gồm Vương quốc Anh.

Đây là sản phẩm được Bộ Khoa học và công nghệ đặt hàng nghiên cứu và sản xuất từ đầu vụ dịch COVID-19, ra mắt ngày 5/3 và đã được sử dụng tại Việt Nam với hiệu quả phát hiện bệnh tốt (độ nhạy 100% trên mẫu có từ 5 copy). Sản phẩm này cũng đã được xuất khẩu đi Phần Lan, Ukraine, Campuchia, Ba Lan...

Đại diện công ty Việt Á cho biết, thời gian đầy đủ của quy trình để cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2 là hơn 2 tiếng. Hiện nay, chỉ có một phương pháp duy nhất trên thế giới được WHO công nhận là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện virus này là Real-Time RT-PCR.

Nhà sản xuất cho biết, cho phí sản xuất bộ kít đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ nên hiện giá chỉ còn 400.000– 600.000 đồng/test. Mỗi bộ kit gồm 50 test, dùng 50 lần, có thể dùng cho 50 bệnh nhân.

Hiện, năng lực sản xuất của công ty theo đóng gói dùng trong nước là khoảng 10.000 test/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần (khoảng 30.000 test/ngày). Còn theo đóng gói xuất khẩu thì công suất trung bình là 100.000 test/ngày và tối đa là 200.000 test/ngày. Với các công suất này thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hoặc hỗ trợ quốc tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/bo-kit-xet-nghiem-covid-19-cua-viet-nam-duoc-who-chap-thuan-106939.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY