Tình yêu và giới tính hôm nay

Bột ngọt dưới góc nhìn chuyên gia dinh dưỡng

Không chỉ riêng Việt Nam, bột ngọt (mì chính) là gia vị phổ biến trong văn hóa ẩm thực ở nhiều nơi trên thế giới. Loại gia vị quen thuộc này không chỉ xuất hiện trong bữa cơm gia đình mà còn là thành phần không thể thiếu trong công nghiệp.

Vị umami do gs. kikunae ikeda (nhật bản) khám phá ra cách đây hơn 100 năm.

Nghiên cứu sâu hơn về dinh dưỡng, sử dụng các loại gia vị trong chế độ ăn hằng ngày, bác sĩ dinh dưỡng anh nguyễn - bệnh viện hoàng gia worcester, anh quốc - đã phát hiện nhiều thông tin khoa học thú vị về bột ngọt.

Bột ngọt là gì?

Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (mononatri glutamate). Trong đó, glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin phổ biến trong tự nhiên, tồn tại cả ở cơ thể người và các loại động thực vật khác. Glutamate có khả năng tạo ra vị umami, có thể hiểu là vị ngọt thịt hay vị ngọt của rau củ quả. Khả năng đặc biệt này được khám phá bởi GS. Kikunae Ikeda (Nhật Bản) cách đây hơn 100 năm.

Hầu hết thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều chứa glutamate. chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận vị umami ở các loại thực phẩm chứa nhiều glutamate như các loại thịt (10 – 20mg/100g thực phẩm), sò điệp (140mg/100g thực phẩm) hay cà chua (250mg/100g thực phẩm).

Thú vị hơn, sữa mẹ rất dồi dào glutamate với 2.700mg/100ml sữa mẹ. có nghĩa là trẻ đã cảm nhận được vị umami ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.

Bột ngọt và khả năng tạo vị ngon

Vị umami từ bột ngọt có khả năng làm hài hòa các vị cơ bản ngọt, chua, mặn, đắng và qua đó giúp hài hòa vị tổng thể của món ăn, giúp món ăn hấp dẫn hơn.

Theo bác sĩ anh nguyễn, khi giải mã về gen di truyền, các nhà khoa học thấy rằng mỗi người có khả năng và mức độ cảm nhận vị umami khác nhau, điều này có thể lý giải tại sao mỗi chúng ta đáp ứng đa dạng với bột ngọt. điều này rất đặc trưng cho mỗi người, giống như chúng ta sinh ra có đa dạng màu da.

Theo bác sĩ anh nguyễn, mỗi người có khả năng và mức độ cảm nhận vị umami khác nhau, do đó mỗi chúng ta đáp ứng đa dạng với bột ngọt.

Báo cáo gần đây của ts. diószegi - đại học debrecen, hungary - cho thấy vị umami của bột ngọt là vị trung gian trong đồng biểu hiện gen giữa vị đắng và vị ngọt. điều này làm vùng vị giác được kích thích đa vị và cảm thấy ăn ngon hơn.

Một nghiên cứu khác của nhóm ts. min jung kim cũng cho thấy khả năng ức chế vị đắng của vị umami, giúp hài hòa vị tổng thể cho món ăn có vị đắng. hay theo nhóm nghiên cứu của ts. djin gie liem, khi giảm muối, vị đắng tăng, vị ngọt giảm, dẫn đến vị ngon tổng thể của thực phẩm có thể giảm. việc sử dụng bột ngọt trong chế độ ăn giảm muối có thể hỗ trợ tốt trong việc điều hòa các vị cơ bản, giúp món ăn giảm muối ngon và tốt cho sức khỏe hơn.

Bột ngọt có phải là nguyên nhân gây dị ứng?

Đi tìm mối liên hệ giữa bột ngọt và sức khỏe, bác sĩ anh nguyễn cho biết cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy việc dùng bột ngọt gây ra các vấn đề sức khỏe khi sử dụng dưới dạng gia vị thông thường.

Bột ngọt không nằm trong danh sách những thực phẩm gây dị ứng và là gia vị an toàn cho mọi lứa tuổi

Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm (codex) cũng không xếp bột ngọt vào danh sách những thực phẩm gây dị ứng (như đậu phộng, ngũ cốc có chứa gluten,…). cơ quan quản lý Thu*c và thực phẩm của mỹ (fda) và hội đồng thông tin thực phẩm châu âu (eufic) tuyên bố rằng bột ngọt cũng giống các gia vị thông dụng khác như đường hay muối, cũng an toàn khi sử dụng cho mọi lứa tuổi bao gồm phụ nữ mang thai, cho con bú và kể cả trẻ em.

Như vậy, bột ngọt là gia vị an toàn đối với sức khỏe. bên cạnh đó, khi tiêu thụ bất kì thực phẩm hay gia vị nào cũng vậy, quan trọng là tiêu thụ vừa phải, hợp lý; nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều, ví dụ ăn nhiều thịt, tinh bột hay muối thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ anh nguyễn cho biết thêm.

ÁI ĐIỆP - M.TÚ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/bot-ngot-duoi-goc-nhin-chuyen-gia-dinh-duong-20200924095735971.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY