Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Các bà mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc con sinh non?

Tình trạng sinh non ngày càng tăng, trung bình cả nước, tỷ lệ sinh non khoảng 7%, mỗi năm có khoảng 100-110 nghìn trẻ sinh non ra đời.

Theo ts lê minh trác, giám đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (bệnh viện phụ sản trung ương), hàng năm, trung tâm tiếp nhận, điều trị cho khoảng 25.000-26.000 ca sơ sinh, trong đó, số ca sơ sinh non tháng, nhẹ cân khoảng 4.000 ca.

Điều đặc biệt là 30% trong số này nặng chỉ dưới 1,5kg, tuổi thai dưới 30 tuần. pgs.ts trần danh cường, giám đốc bệnh viện phụ sản trung ương cho hay, tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh thường xuyên có khoảng 400 trẻ, trong đó nhiều trẻ là sơ sinh non tháng, cân nặng chỉ 500-600gr.

“sinh non là thảm hoạ của thế giới, là thách thức lớn của ngành sản khoa”, pgs cường nói và cho rằng, chăm sóc trẻ sơ sinh rất tốn kém, vất vả không chỉ về tiền bạc mà còn con người... nhưng nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách, trẻ sinh non sẽ phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

Đơn cử, năm 2010, trung tâm đã nuôi dưỡng đứa trẻ sinh non nhẹ cân nhất (500gr). đến nay, em bé hải dương này đã đi học, phát triển bình thường. tương tự, năm 2015, bệnh viện nuôi dưỡng cặp song sinh thụ tinh trong ống nghiệm có tuổi thai thấp nhất việt nam (24 tuần), cân nặng lần lượt 500-600gr. hiện hai bé đang phát triển bình thường về thể chất, tinh thần tại thái bình.

Ts lê minh trác cho hay, hiện theo các tài liệu báo cáo chung cả nước, tình trạng sinh non ngày càng tăng. trung bình cả nước, tỷ lệ sinh non khoảng 7%, mỗi năm có khoảng 100.000-110.000 trẻ sinh non ra đời.

Theo pgs.ts trần danh cường, có nhiều yếu tố nguy cơ gây đẻ non, trong đó có nguyên nhân nguy cơ từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, mẹ thường mang đa thai và sinh non tháng.

Còn theo TS Trác, những người mẹ vất vả, lao động nhiều trong tư thế đứng, căng thẳng thần kinh, khó khăn... thường có nguy cơ sinh non. Nhưng đa số không rõ nguyên nhân vì sao lại sinh non.

Một đứa trẻ sinh non chào đời sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ: suy hô hấp, viêm ruột hoại tử, thiếu máu, vàng da, mù loà, điếc, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động... do đó, chăm sóc trẻ cần phải giải quyết toàn bộ yếu tố nguy cơ, chống suy hô hấp, chống nhiễm trùng, dinh dưỡng đầy đủ, phục hồi chức năng bằng massge, lời ru yêu thương, gần gũi của gia đình... với trẻ sinh non, dinh dưỡng là vấn đề lớn, vì trẻ không ăn được sau sinh, mà phải nuôi ăn bằng tĩnh mạch, tập ăn dần.

“có những trẻ sinh non dưới 1kg, lúc mới sinh chỉ ăn 10-20ml/bữa, dần tăng lên khi trẻ có khả năng bú, nuốt, tiêu hoá, tự thở... khi trẻ ra viện, gia đình phải đảm bảo sạch sẽ cho cả mẹ và bé trong sinh hoạt, phòng ốc, không nên thăm hỏi nhiều cho bé, tiêm chủng đúng lịch, khám định kỳ, không tự ý dùng Thu*c...”, ts trác nói.

Nói về những sai lầm của các gia đình khi sinh con non tháng, ts trác cho hay, nhiều bà mẹ khi bế con từ viện về đóng cửa phòng kín mít, không một khe thoáng nào, khiến môi trường trong phòng ô nhiễm. thêm vào đó, thấy cháu sinh non tháng, nhiều người vào thăm nom, ôm hôn cháu... cũng dễ khiến môi trường ô nhiễm, bé dễ bị nhiễm bệnh.

Không ít bà mẹ nghĩ, con sinh non tháng yếu ớt nên từ chối cho con tiêm chủng vaccine. đây là sai lầm lớn của các bà mẹ. ts trác khẳng định, việc đưa trẻ đi tiêm phòng đúng hạn là quyền được bảo vệ sức khoẻ của trẻ, và chỉ có bác sĩ mới chỉ định được bé có đủ điều kiện sức khoẻ để tiêm hay không, không phụ thuộc vào ý chí cá nhân của bố mẹ.

Theo Xuân Thủy/ Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cac-ba-me-can-luu-y-nhung-gi-khi-cham-soc-con-sinh-non-348809)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY