Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Các biến chứng do thừa cân béo phì trẻ em

Không phải tất cả trẻ em có cân nặng hơn so với tiêu chuẩn đều thừa cân hoặc béo phì. Một số trẻ có thân hình cao lớn hơn trung bình và trẻ em thường có lượng chất béo khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn không thể nhận biết bằng cách nhìn và căn cứ vào trọng lượng của con bạn.
Thế nào là thừa cân béo phì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo thừa cân và béo phì, nó cung cấp một cách thức đo liên quan đến trọng lượng và chiều cao. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra xem liệu trọng lượng cơ thể của con bạn có gây ra các vấn đề về sức khoẻ hay không, bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, BMI và nếu cần, có thể bổ sung các xét nghiệm khác.

Nếu bạn lo lắng về việc tăng cân quá nhiều ở con, thì hãy thảo luận với bác sĩ của mình. Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử phát triển và sự phát triển hiện tại của con bạn cũng như lịch sử cân nặng trong gia đình, trong khu vực con bạn sinh sống và so sánh với bảng xếp hạng tăng trưởng. Điều này có thể giúp xác định xem trọng lượng của con bạn có trong phạm vi không lành mạnh hay không.

Không ăn những thực phẩm có hàm lượng calo cao

Nguyên nhân nào?

Các vấn đề về lối sống như vận động quá ít và ăn quá nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống là những yếu tố chính gây nên béo phì ở trẻ em. Nhưng các yếu tố di truyền và hormon cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những thay đổi trong hormon tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu thông báo cho bạn biết bạn đã ăn đủ hay chưa. Cụ thể:

Chế độ ăn

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như thức ăn nhanh, bánh nướng và đồ ăn nhẹ công nghiệp, có thể dễ dàng khiến con bạn tăng cân. Kẹo và món tráng miệng cũng có thể gây tăng cân và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây, là thủ phạm của chứng béo phì ở một số người.

Ít tập thể dục

Trẻ em không tập thể dục thường có xu hướng tăng cân vì không đốt cháy nhiều calo. Quá nhiều thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại như xem truyền hình hoặc chơi trò chơi điện tử, cũng góp phần gây ra sự cố béo phì.

Nên tập thể dục thường xuyên, tránh thời gian cho các hoạt động tĩnh tại

Các yếu tố gia đình

Nếu con bạn đến từ một gia đình có người thừa cân, nguy cơ thừa cân ở trẻ sẽ nhiều hơn. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường gia đình có thói quen ăn nhiều thực phẩm có lượng calo cao và hoạt động thể chất không được khuyến khích.

Yếu tố tâm lý

Gây căng thẳng cá nhân và gia đình có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một số trẻ em cảm thấy quá sức để đối phó với các vấn đề hoặc với những cảm xúc tiêu cực, chúng ăn để giảm stress hoặc để chống lại sự nhàm chán. Cha mẹ chúng có thể cũng có xu hướng tương tự.

Các yếu tố kinh tế xã hội

Người dân ở một số cộng đồng có nguồn lực hạn chế có thể phải lựa chọn thức ăn tiện dụng trong siêu thị và có chất bảo quản, chẳng hạn như đồ đông lạnh, bánh quy.... Ngoài ra, không phải nơi sinh sống nào cũng có địa điểm an toàn để tập thể dục.

Các biến chứng do thừa cân béo phì

Biến chứng về thể chất

Tiểu đường týp 2 là một biểu hiện ảnh hưởng đến cơ thể con bạn. Béo phì và lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Hội chứng chuyển hóa

Nhóm điều kiện này có thể làm cho con bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khoẻ khác. Chúng có thể gây huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp (cholesterol tốt) và mỡ bụng tích tụ quá mức.

Cholesterol và huyết áp cao

Một chế độ ăn uống ít dinh dưỡng có thể khiến con bạn mắc một hoặc cả hai điều kiện trên. Những yếu tố này có thể tăng sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Những mảng bám này là nguyên nhân thu hẹp và xơ cứng động mạch, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ sau này.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

Rối loạn này - thường không có triệu chứng - gây ra mỡ tích tụ trong gan. NAFLD có thể dẫn đến sẹo và tổn thương gan.

Các biến chứng xã hội và cảm xúc

Hành vi và các vấn đề học tập

Trẻ thừa cân có khuynh hướng lo lắng nhiều hơn và các kỹ năng xã hội kém hơn so với trẻ bình thường. Những vấn đề này có thể dẫn đến trẻ em bị thừa cân hay có hành động quá khích và quậy phá lớp học của chúng một cách cực đoan hay có khi lại rút lui vào thế giới thu nhỏ của mình do bi quan.

Lòng tự trọng thấp và bị bắt nạt

Trẻ em thường trêu chọc hoặc bắt nạt những người bạn quá cân của mình. Những điều này thường đụng chạm đến lòng tự trọng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Lòng tự trọng thấp có thể tạo ra cảm giác tuyệt vọng, có thể dẫn đến trầm cảm ở một số trẻ em bị thừa cân.

Mai Hương

(Theo Mayo Clinic Staff)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cac-bien-chung-do-thua-can-beo-phi-tre-em-n135087.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY