Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Các cơ sở tư nhân được phép thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19

Theo công văn số 2769/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Y tế giao các cơ sở y tế tư nhân thực hiện việc xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép được đặt hàng cung cấp dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 như đề nghị của Bộ Tài chính.

Theo Bộ Y tế, phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất, đảm bảo khả năng cung cấp chủ động cho xét nghiệm phòng chống dịch, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Bộ Y tế đang thẩm định và cấp phép cho một số đơn vị đăng ký.

Tổng số xét nghiệm hiện nay là 111.000 người. Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Hiện có 110 phòng xét nghiệm sàng lọc, trong đó có 36 phòng xét nghiệm khẳng định. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định về việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10.4.2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng trong sáng 10.4.2020, theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới nào, số người nhiễm coronavirus tại Việt Nam vẫn là 255. Báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy, trong số 255 người nhiễm COVID-19 thì 158 người từ nước ngoài, chiếm 61,9%; 97 người lây nhiễm thứ phát.

Cả nước có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 74.941, trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 720 (chiếm 1%); cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.329 (32%) và cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.892 (67%).

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính tới sáng 10.4, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với coronavirus tại Việt Nam là 17, số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính là 18.

Dự kiến trong ngày 10.4, 14 bệnh nhân sẽ được công bố điều trị khỏi COVID-19, bao gồm: 10 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng và 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 255 trường hợp mắc COVID-19, trong đó, 118 người khỏi bệnh, đủ điều kiện xuất viện.

Dạ Thảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/cac-co-so-tu-nhan-duoc-phep-thuc-hien-xet-nghiem-chan-doan-covid-19-136113.html)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY