Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Các tác dụng phụ cần xử trí ngay

Bất kỳ loại Thu*c nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và Thu*c điều trị tăng huyết áp (THA) cũng không có ngoại lệ.
Bất kỳ loại Thu*c nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và Thu*c điều trị tăng huyết áp (THA) cũng không có ngoại lệ. Do phải sử dụng liên tục, dài ngày nên người bệnh cần tìm hiểu tác dụng phụ của Thu*c là điều cần thiết. Hơn nữa, người bệnh cần thông tin và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát được các tác dụng phụ khi dùng Thu*c.

Không phải ai bị THA cũng phải điều trị ngay bằng Thu*c. Thông thường, THA cấp độ nhẹ và vừa (140/90 - 160/99mmHg) nếu không kèm các yếu tố nguy cơ sẽ được áp dụng biện pháp không dùng Thu*c. Nếu sau 6 tháng, HA chưa được cải thiện mới phải dùng Thu*c. Các biện pháp không dùng Thu*c có thể giúp bệnh nhân kiểm soát HA được khuyên nên áp dụng như: ăn giảm mặn, giảm mỡ và cholesterol. Chế độ ăn thêm kali, magie và canxi, bỏ rượu. Vận động thể lực đều đặn, kiểm soát cân nặng đẩy lùi tình trạng thừa cân béo phì, giảm stress…

Cho dù áp dụng biện pháp không dùng Thu*c hay dùng Thu*c hoặc cả 2 biện pháp thì nguyên tắc điều trị là phải đưa được huyết áp (HA) về mức an toàn, ổn định hay còn gọi là “HA đích”. Không hạ HA cao xuống quá nhanh để không gây thiếu máu cục bộ não và cơ tim đột ngột, trừ một số trường hợp cấp cứu.

tác dụng phụ của Thu*c hạ HA

Hãy thông tin ngay cho bác sĩ, dược sĩ nếu trong quá trình dùng Thu*c điều trị THA gặp các biểu hiện sau đây để kịp thời xử trí:

Một số Thu*c HA có thể gây hạ HA quá mức và quá nhanh (HA tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc HA tâm trương giảm ít nhất 10mmHg khi đứng trong vòng 3 phút) gây ra hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng và có thể dẫn đến ngất xỉu. Hạ HA thế đứng làm tăng nguy cơ té ngã với nhiều hệ lụy. Do đó, việc phòng ngừa hạ HA thế đứng cần phải được chú trọng đặc biệt ở người cao tuổi.

Các Thu*c điều trị THA có tác dụng phụ gây hạ HA thế đứng gồm: nhóm Thu*c chẹn alpha (prazosin, alfuzosin, terazosin); Thu*c ức chế men chuyển dạng angiotensin II (captopril); Thu*c lợi niệu: indapamid, hydroclorothiazid (hiếm gặp), triamterene; Thu*c hủy thần kinh giao cảm (methyldopa, clonidin)…

Ho là một trở ngại lớn đối với người bệnh THA khi phải điều trị bằng nhóm Thu*c ức chế men chuyển (captopril, enalapril, benazepril, lisinopril, perindopril, quinepril...). Thu*c có thể gây ho khan, thậm chí ho dữ dội, mạn tính kéo dài, ho nhiều về đêm mà không phụ thuộc vào liều dùng. Nghĩa là nếu như ai đó đã mẫn cảm với Thu*c thì có thể bị ho ngay từ liều điều trị thông thường. Sau khi đã bị ho, người bệnh cũng không ho tăng thêm khi tăng liều điều trị. Nhưng chỉ cần dừng Thu*c từ 3-5 ngày là cơn ho có thể tự hết. Một số trường hợp ho kéo dài và phải sau 2 tháng ngừng Thu*c, cơn ho mới chấm dứt hẳn. 2 trong số các Thu*c trên bị chỉ ra nhiều nhất vì tác dụng phụ gây các biến chứng hô hấp là captopril và enalapril.

Tỷ lệ bị ho do Thu*c ức chế men chuyển khá cao (từ 5 - 30%) nên không ít trường hợp phải uống “oan” rất nhiều kháng sinh, Thu*c ho, xông họng vì cứ ngỡ bị ho do viêm họng hoặc co thắt phế quản, mà các cơn ho vẫn không dứt. Đáng ngại hơn, khi bị ho, nhiều người bệnh dùng Thu*c long đờm khiến cơn ho ngày càng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt.

Bệnh THA qua nhiều cơ chế làm giảm lượng máu chảy đến D**ng v*t ở nam giới, gây khó khăn cho việc cương và duy trì sự cương cứng đủ để có thể giao hợp và đạt cực khoái. Với nữ, bệnh làm cho lượng máu tới *m đ*o giảm, gây khô *m đ*o, khó đạt được đỉnh điểm cảm giác nên từ đó cũng giảm ham muốn T*nh d*c.

Đã vậy, một số loại Thu*c điều trị THA hiện nay lại là nguyên nhân gây rối loạn T*nh d*c, cụ thể là rối loạn cương dương ở nam giới. Điều tồi tệ này làm một số người không thể duy trì dài hạn Thu*c trị THA. Rủi thay, ngưng Thu*c thì có đến 70% bệnh nhân lại bị HA tăng lên. Những Thu*c trị THA có thể gây rối loạn cương dương là Thu*c lợi tiểu (hydrochlorothiazide), Thu*c ức chế beta (propanolol, atenolol).

Cách xử trí 2 loại Thu*c này khi gặp tác dụng bất lợi trên T*nh d*c có khác nhau. Đối với Thu*c lợi tiểu, nếu đang sử dụng mà bị rối loạn cương dương, bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng cho đến khi kiểm soát được HA. Nếu vẫn còn bị rối loạn cương dương hoặc HA tăng trở lại, nên nói với bác sĩ điều trị để đổi Thu*c khác không gây rối loạn cương dương hoặc phối hợp Thu*c điều trị THA để kiểm soát HA tốt hơn và giảm nguy cơ bị rối loạn cương dương. Nếu đang sử dụng Thu*c ức chế beta mà bị rối loạn cương dương, tốt nhất là ngưng Thu*c và chuyển sang Thu*c khác ít hoặc không gây rối loạn cương dương.

Một số Thu*c trị THA hiếm khi gây rối loạn cương dương là Thu*c ức chế men chuyển (enalapril, lisinopril), Thu*c ức chế alpha (prazosin), Thu*c chẹn kênh canxi (nifidipine, amlodipine), Thu*c đối kháng thụ thể angiotensin (losartan, irbesartan).

tác dụng phụ khác

Các cảnh báo khác của Thu*c trị THA bao gồm rối loạn nhịp tim, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy nhược, ù tai, khô mắt, rối loạn giấc ngủ... Một số Thu*c trị THA có tác dụng làm tăng men gan, suy gan, vàng da… dẫn đến chán ăn, suy nhược. Một vài Thu*c HA khi sử dụng lâu dài có thể làm tăng ure và creatinin huyết thanh, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.

Việc gặp tác dụng phụ khi dùng Thu*c trị THA không phải là hiếm. Nếu bệnh nhân ngưng dùng Thu*c, cần phải báo với bác sĩ. Trong một số trường hợp, việc dừng Thu*c rất nguy hiểm, có thể gây ra cơn THA kịch phát. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy xin ý kiến bác sĩ về các loại Thu*c an toàn nhất để sử dụng vì nhiều nhóm Thu*c hạ HA có thể gây hại cho thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-tac-dung-phu-can-xu-tri-ngay-13680.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.