Bạn nên biết hôm nay

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Gia đình cần theo dõi sát phản ứng của người bệnh trong ba ngày đầu, chú ý hạ sốt và bù dịch, không lạm dụng Thu*c hạ sốt.

Bác sĩ đỗ duy cường, giám đốc trung tâm nhiệt đới, bệnh viện bạch mai, cho biết bệnh nhân sốt xuất huyết có thể được chỉ định điều trị tại nhà, không cần nhập viện. khi đó, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong môi trường thoáng mát, uống nước pha oresol theo chỉ dẫn, bổ sung vitamin c, b1, uống nước hoa quả, sinh tốt, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp... không ăn thức ăn nhiều mỡ và gia vị.

Ba ngày đầu, bệnh nhân chỉ có phản ứng sốt, cần được theo dõi sát. người nhà cho bệnh nhân uống parcetamol đúng chỉ định để hạ sốt kết hợp chườm mát ở vị trí bẹn, nách, các nếp gấp, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm, cho mặc quần áo thoáng. liều lượng paracetamol nên sử dụng là 10-15 mg/kg thể trọng một lần, không sử dụng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt.

Gia đình cần đặc biệt chú ý tới bệnh nhân trong ngày thứ 4-7 khi mắc bệnh. nếu người bệnh mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh, cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để điều trị, tránh biến chứng.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại virus. Người bệnh và người nhà không nên lạm dụng paracetamol liều cao để hạ sốt tới nhiệt độ bình thường, như vậy sẽ gây ngộ độc gan, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Không nên chỉ uống hai gói oresol pha trong một ít nước, không pha đúng liều lượng vì sẽ gây rối loạn điện giải của cơ thể. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chú ý uống đủ nước trong khi sốt và cả khi hết sốt, tránh uống quá ít hoặc quá nhiều. Nếu uống quá nhiều nước ở giai đoạn hết sốt, người bệnh có thể bị phù phổi cấp, nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ Mạnh khuyến cáo người nhà và người bệnh không sốt ruột, cần thực hiện tốt bù dịch bằng đường uống, các triệu chứng giảm sau 5-7 ngày và hồi phục sau một tuần. Người bệnh không cần truyền muối hoặc dung dịch bổ sung chất khác sau khi ra viện do có thể gây nguy cơ thừa dịch.

Hiện là mùa cao điểm sốt xuất huyết. bệnh gây sốt cao liên tục, đột ngột, đau mỏi người, đau hốc mắt, đau hai bên thái dương. từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân có thể biểu hiện nặng hơn như li bì, tiểu ít, tê bì, mệt mỏi và đau, xuất huyết ở da và niêm mạc.

Để phòng ngừa sốt xuất huyết, chuyên gia khuyến cáo người dân nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, loại bỏ các khu vực có ao tù, nước đọng, diệt bọ gậy (loăng quăng) để ngăn chặn muỗi truyền bệnh sinh sôi và tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài tay. Khi có triệu chứng sốt cao liên tục không thuyên giảm, mọi người nên tới bệnh viện để khám, điều trị kịp thời.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-cham-soc-benh-nhan-sot-xuat-huyet-tai-nha-4160246.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào mangyte.vn, Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp trong lần công ty khám sức khỏe cho nhân viên. Tôi muốn được tư vấn kỹ hơn về bệnh này vì tôi còn bị hen nữa. Tôi ở quận 8, đi làm ở quận 1, vậy tôi có thể đến đâu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lê Trúc Linh – TPHCM)
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY