Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến viêm họng và các bệnh phổi - phế quản.
Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến viêm họng và các bệnh phổi - phế quản. Người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tăng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Sau đây xin nêu những bệnh hô hấp">bệnh hô hấp thường gặp trong mùa thu-đông và cách phòng ngừa, xử trí.

Viêm họng

Viêm họng là bệnh phổ biến trong cộng đồng, có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại virut (80%), còn lại là do vi khuẩn. Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp người bệnh đều cảm thấy rát họng, đau khi nuốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra viêm họng còn đi kèm với cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amidan và nổi hạch cổ. Nguy hiểm nhất là viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A Streptococus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận. Một số yếu tố quan trọng để phát hiện viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A bao gồm: bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 39-40 độ, người mệt mỏi; khám họng có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amidan hai bên. Sờ thấy hạch dưới góc hàm cả hai bên, di động ấn đau... Cách điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuối cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Tuy nhiên như trên đã nói phần lớn viêm họng là do virut, do vậy chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Phòng bệnh: giữ ấm cổ, ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Nên nhớ viêm họng là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, vì vậy nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc gần với người bệnh và cần đeo khẩu trang khi đi đường, thường xuyên rửa tay, đặc biệt khi có dịch viêm mũi họng.

Hen phế quản

Phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ..., hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Trong bệnh hen phế quản, cần chú ý nhất đến thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số do dị ứng; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu hoặc sau những cơn khó thở kịch phát, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng aspirin (mùa thu-đông là mùa hay bị cảm sốt, người bệnh có thể dùng aspirin điều trị); thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo...

Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như tránh lạnh, tránh bụi, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa... Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm khí - phế quản cấp

Các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa thu-đông thường là virut cúm, virut influenza A và B, các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp,... Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gối chồng lên các biểu hiện của viêm khí - phế quản. Phòng bệnh chủ yếu vẫn là giữ ấm, không để bị lạnh, chỉ dùng kháng sinh thông thường chống bội nhiễm.

Đợt cấp của tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh tim do bệnh phổi mạn tính (viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi...) gây ra. Nguyên nhân gây nên đợt cấp thường là nhiễm khuẩn. Bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh, bệnh nhân khó thở nhiều - đây là lý do khiến họ vào viện.

Tuy là bệnh tim nhưng do nguyên nhân phổi nên điều trị chủ yếu về phổi, điều trị nhiễm khuẩn phổi. Từ khi người bệnh có biểu hiện tâm phế mạn đến khi phát hiện ra bệnh thời gian không dài nhưng từ bệnh phổi chuyển thành bệnh tim thì thời gian rất dài. Trước đây, thời gian sống của bệnh nhân tâm phế mạn chỉ vài ba năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của cấp cứu hồi sức và điều trị, thời gian này có thể kéo dài tới 10 năm hoặc hơn. Tuy nhiên tâm phế mạn cấp không điều trị kịp thời sẽ Tu vong do suy hô hấp... Do vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn, người bệnh cần biết rõ để tự bảo vệ mình.

Giãn phế quản

Có 2 loại giãn phế quản: thể "khô" (ít gặp) và thể "ướt" (thường gặp). Giãn phế quản ướt là giãn phế quản xuất tiết, người bệnh có biểu hiện chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn. Mùa thu-đông là mùa giãn phế quản ướt biểu hiện rõ nhất, người bệnh có tỷ lệ "trở bệnh" cao nhất. Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch, ứ đọng trong các phế quản giãn là môi trường thuận lợi cho cho nhiễm khuẩn phát triển. Chống lạnh, chống nhiễm khuẩn cần được đặc biệt chú ý trong mùa thu-đông .

Trên đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa thu-đông, cần được phòng tránh, phát hiện và điều trị tốt, tránh các biến chứng nặng và Tu vong. 

BS. Nguyễn Văn Thịnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-chan-5-benh-ho-hap-de-mac-20530.html)

Tin cùng nội dung

  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY