Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Những cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Một số lưu ý cần biết trong chăm sóc và bảo vệ làn da của trẻ mắc bệnh chàm thể tạng

chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng xấu đến da của trẻ. bệnh gây khó chịu trong sinh hoạt và có thể khiến trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ.

Sơ lược về chàm thể tạng ở trẻ em

Chàm thể tạng ở trẻ em là một bệnh ngoài da mạn tính, dễ bùng phát trở lại và thường tái đi tái lại thành nhiều đợt. hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra chàm thể tạng ở trẻ tuy nhiên nhiều chuyên gia da liễu cho rằng bệnh có liên quan đến một số yếu tố bao gồm:

    Những khiếm khuyết liên quan đến sự thiếu hụt filaggrin tại hàng rào bảo vệ da. Đây là một trong những yếu tố chính khiến cho da trở nên khô, nhạy cảm. Tình trạng này khiến cho da mất nước và khô sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Tần suất chàm thể tạng ở trẻ thường khá cao, tùy theo chủng tộc, vị trí địa lý và một số vấn đề khác. chàm thể tạng ở trẻ là một trong những bệnh khá phổ biến. tần suất mắc chàm thể tạng ở trẻ trong những năm đầu đời chiếm tỉ lệ cao nhất, từ 12% – 15%. ở những trẻ lớn hơn, từ 7 – 16 tuổi, tỉ lệ mắc chàm thể tạng thường dao động từ 18% – 20%.

Vị trí chàm thể tạng thường gặp

Chàm thể tạng là một trong những bệnh ngoài da có thể có thể bùng phát ở những vị trí:

    Vùng má, trán và rải rác quanh mặt (thường gặp ở những trẻ từ 1 tuổi trở xuống).

Những yếu tố gây ra chàm thể tạng ở trẻ

Chàm thể tạng ở trẻ có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là những nguyên nhân bên trong như cơ địa, di truyền, những nguyên nhân bên ngoài như môi trường sống, sinh hoạt,… ảnh hưởng của một hoặc nhiều nguyên nhân này có thể góp phần gây ra tình trạng chàm thể tạng ở trẻ, cụ thể như sau:

Nguyên nhân di truyền

Di truyền có ảnh hưởng lớn đến bệnh chàm thể tạng của trẻ. nếu gia đình của trẻ có tiền sử mắc bệnh chàm thể tạng thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. những trường hợp huyết thống gần như cha, mẹ, anh, chị có bệnh thì khả năng di truyền ở trẻ có thể đạt từ 50%.

Nguyên nhân cơ địa

Cơ địa là một trong những yếu tố quyết định nguy cơ mắc phải các bệnh ngoài da. những trường hợp cơ địa nhạy cảm, da dễ bị kích ứng thì nguy cơ mắc phải chàm thể tạng cũng cao hơn.

Nguyên nhân do môi trường

Da là bộ phận có tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài. Do đó những yếu tố xung quanh môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, khói bụi, các chất ô nhiễm, phấn hoa, lông vật nuôi,… đều có thể ảnh hưởng đến da.

Điều kiện vệ sinh

Vệ sinh là yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến các bệnh ngoài da. Da không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, vi nấm, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Những trường hợp vệ sinh da quá mức, vệ sinh bằng các sản phẩm tẩy rửa không phù hợp cũng có thể góp phần gây kích ứng da.

Triệu chứng chàm thể tạng ở trẻ

Chàm thể tạng ở trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau tùy theo độ tuổi, tiến triển của bệnh. ở trẻ nhỏ, bệnh nhân thường khởi phát các triệu chứng theo từng giai đoạn. có thể điểm qua một số triệu chứng phổ biến của bệnh, bao gồm:

1. Giai đoạn đỏ da

Da bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ rải rác trên bề mặt, phổ biến nhất là vùng mặt, tay, chân. Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh mà các triệu chứng đỏ da có thể ửng đỏ nhẹ, đỏ da mức độ vừa hoặc đỏ da nặng. Giai đoạn đỏ da thường xuất hiện một thời gian ngắn sau đó có thể chuyển sang giai đoạn rỉ dịch tiết.

2. Giai đoạn mụn nước, rỉ dịch tiết

Sau một thời gian da bị ửng đỏ, những vùng da này cũng bắt đầu có dấu hiệu nổi bóng nước và rỉ dịch tiết. Khi mới xuất hiện, mụn nước thường rải rác với số lượng ít sau đó lan rộng và nổi nhiều hơn. Bên trọng những mụn nước này có nhiều dịch tiết, nếu mụn nước vỡ ra, các dịch tiết sẽ tràn ra ngoài và khiến cho da bị kích ứng, khó chịu.

3. Dấu hiệu sưng phù

Sưng phù có thể xuất hiện trên da sau một thời gian da bị ửng đỏ do chàm thể tạng trên da. khi xuất hiện các triệu chứng này cũng có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. tình trạng sưng phù do chàm thể tạng có thể gây ra nhầm lẫn đối với một số bệnh ngoài da khác.

4. Một số dấu hiệu khác

Ngoài một số dấu hiệu kể trên, bệnh nhân chàm thể tạng cũng có thể có một số dấu hiệu khác như:

    Da bắt đầu bị dày lên, lichen hóa.

Điều trị, chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng

Chàm thể tạng ở trẻ cần phối hợp các biện pháp điều trị, chăm sóc để đạt được kết quả tối ưu nhất. hướng điều trị chàm thể tạng ở trẻ em thường kết hợp các biện pháp giảm viêm, làm dịu da, phòng ngừa yếu tố kích ứng tái phát trở lại.

Các biện pháp giảm viêm sưng

Đặc trưng của bệnh chàm thể tạng là các triệu chứng viêm sưng trên bề mặt da. do đó việc điều trị viêm sưng trên bề mặt da cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. corticoid là loại Thu*c thường được chỉ định trong điều trị viêm sưng với nhiều mức độ khác nhau.

Các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da

Trong thời gian điều trị, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh da cũng rất quan trọng. Khi chăm sóc, vệ sinh da cho trẻ bị chàm thể tạng, cần lưu ý một số yếu tố sau:

    Sử dụng nước có nhiệt độ ấm vừa phải, từ 34 độ C để vệ sinh da. Không dùng nước nóng để tránh tình trạng khô da, bong tróc và làm cho thương tổn nặng nề hơn.

Tránh xa các yếu tố kích ứng

Những yếu tố kích ứng da có thể khiến cho chàm thể tạng tái phát trở lại. do đó trẻ mắc bệnh cần tránh những yếu tố kích ứng này để ngăn ngừa các đợt bùng phát cũng như hạn chế làm cho tình trạng thương tổn da nặng nề hơn. trong thời gian điều trị chàm thể tạng, bệnh nhân cần chú ý tránh một số yếu tố kích ứng như:

    Hóa chất mạnh, các loại sơn, dung môi và dung dịch tẩy rửa mạnh.

thông tin mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị và chỉ định của bác sĩ. chú ý thăm khám sớm khi trẻ có các dấu hiệu chàm thể tạng để có hướng điều trị phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-chua-benh-cham-the-tang-o-tre-em-va-tre-so-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY