Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cách hỗ trợ bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ trở lại trường

Bố mẹ hướng dẫn trẻ rửa tay, đeo khẩu trang, bỏ rác đúng quy định… khi đến trường, súc họng, xịt mũi cho con tại nhà để giảm mắc bệnh hô hấp.

Cuộc sống trở lại "bình thường mới". người lớn đi làm, trẻ em quay trở lại trường học sau thời gian dài học trực tuyến. bên cạnh niềm vui khi con được gặp gỡ, vui chơi với bạn bè, một số phụ huynh cũng có những nỗi lo khác.

Chị Mai Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, khi nghe tin các con sắp được đi học, vợ chồng chị rất phấn khởi vì con sẽ được khám phá nhiều điều hơn. Tuy nhiên, chị cũng lo bé còn nhỏ, chưa có ý thức cao trong việc phòng, chống dịch bệnh.

Cùng chung quan điểm với chị Phương, chị Mai (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, chị cũng muốn con được đến trường cùng bè bạn nhưng ngại nhiễm bệnh, lại gián đoạn học hành. Bên cạnh hướng dẫn con tuân thủ 5K, chị có vài biện pháp để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe con khi quay lại trường như súc họng mỗi ngày.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM khuyến cáo, khi trẻ đi học, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, thông báo cho nhà trường khi trẻ mắc bệnh Covid-19. Bố mẹ cần hướng dẫn cho con những biện pháp phòng chống lây nhiễm như vệ sinh tay đúng cách, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác, bỏ rác thải đúng nơi quy định...

Bộ Y tế đưa ra 7 biện pháp học sinh cần làm hằng ngày tại trường học để phòng tránh mắc Covid-19. Cụ thể:

- Rửa tay với nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay khô) thường xuyên vào các thời điểm: trước khi vào lớp; trước và sau khi ăn; sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ; sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa tay sạch.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn...

- Không khạc, nhổ bừa bãi.

- Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nếu bản thân hoặc thấy học sinh khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.

Ngoài cho con đeo khẩu trang, sát khuẩn tay khi đến trường,... tại nhà, một số phụ huynh như chị Mai, chị Phương cũng chú trọng vệ sinh cơ quan hô hấp, nhất là mũi để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.

Khi dịch bệnh bùng phát đến nay, cả nhà chị phương hình thành thói quen xịt mũi thường xuyên để bảo vệ đường hô hấp. bởi đây là "chốt chặn" đầu tiên, giúp ngăn virus, vi khuẩn, tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. ngoài ra, việc vệ sinh mũi thường xuyên còn có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây viêm xoang, viêm mũi dị ứng như lông thú vật, bụi bẩn, phấn hoa...

Xịt, rửa mũi cho trẻ góp phần làm sạch đường hô hấp. Ảnh: Freepik

Có rất nhiều xịt mũi bảo vệ hệ hô hấp trên thị trường, tuy nhiên, theo chị mai để các mẹ chọn được một loại đem lại hiệu quả, tiện lợi cũng không điều dễ dàng. khi xịt mũi cho trẻ, dung dịch xịt mũi dạng lỏng khiến con của chị khó chịu. qua giới thiệu của bạn bè, chị mai chọn dạng sản phẩm xịt mũi dạng bột như taffix để con chịu hợp tác hơn.

Theo đại diện nhà phân phối - vietnam medical services, taffix là một loại xịt mũi dạng bột nhằm tối ưu hiệu quả, dễ sử dụng được sản xuất bởi nasus pharma. nasus pharma là công ty có bề dày trong việc phát triển danh mục sản phẩm chuyên biệt về thu*c dùng trong mũi tại nước ngoài. taffix là xịt mũi dạng bột phù hợp cho người lớn và trẻ em.

Đại diện medical services chia sẻ thêm, khi sử dụng, bột sẽ chuyển sang dạng gel ở trong mũi và tạo ra một hàng rào hoạt động hỗ trợ che chắn và góp phần loại bỏ các loại hạt trong không khí. taffix có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn các loại virus trong khoang mũi, mang đến cảm giác thoải mái cho người dùng. sản phẩm dùng được cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên nên bố mẹ có thể dùng cho con để hỗ trợ bảo vệ đường hô hấp.

Xịt mũi dạng bột Taffix được sản xuất tại Israel.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng nên sử dụng một ngày tối đa ba lần xịt. mỗi lần xịt có thể bảo vệ khoang mũi năm tiếng. một chai xịt mũi có thể sử dụng được 200 lần trong hơn một tháng, giúp người dùng có thể tiết kiệm chi phí.

Kim Uyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-ho-tro-bao-ve-he-ho-hap-cho-tre-tro-lai-truong-4432003.html)

Chủ đề liên quan:

hệ hô hấp trẻ em virus xịt mũi

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY