Dinh dưỡng hôm nay

Cách quản lý lượng đường trong máu tại nơi làm việc

(MangYTe)- Uống đủ nước, ăn sáng đầy đủ, tránh căng thẳng,…là nhữngcách có thể kiểm soát lượng đường trong máu tại nơi làm việc.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan trọng của cơ thể như tim, mắt, thận, thần kinh,…vì vậy, chúng ta nên có kế hoạch để kiểm soát lượng đường trong máu, ngay cả ở nơi làm việc. theo boldsky, dưới đây là những cách để quản lý bệnh tiểu đường tại nơi làm việc:


Ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: NGUYÊN VÕ

Ăn sáng lành mạnh

Ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường. theo một nghiên cứu, bữa sáng giàu năng lượng có liên quan đến việc giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết tổng thể sau ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường .

Uống nhiều nước

Bên cạnh việc ăn uống đúng giờ, chúng ta cần giữ cho cơ thể luôn đủ nước, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. vì nếu lượng đường trong máu cao, thì nguy cơ mất nước sẽ tăng lên. ngoài việc bổ sung nước chúng ta cũng nên hạn chế uống caffein và đồ uống có đường vì chúng làm cơ thể mất nước.


Người bị tiểu đường nên uống đủ nước. Ảnh: HẠ QUYÊN

Tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. chính vì thế, điều cần thiết là giảm căng thẳng để kiểm soát lượng đường trong máu. để giảm căng thẳng, chúng ta có thể hít thở sâu hoặc ra khỏi bàn làm việc để đi bộ bên trong văn phòng.

Chuẩn bị thức ăn nhẹ lành mạnh

Bổ sung đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu. đối với những người mắc bệnh tiểu đường nên chọn những loại thực phẩm có nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh do những chất dinh dưỡng này sẽ kiểm soát mức đường huyết.

Trứng luộc, sữa chua, trái cây, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt,…là những loại thực phẩm mà những người mắc bệnh tiểu đường nên mang theo ăn khi đi làm.

Lưu ý những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị tiểu đường

(PLO)- Khát nước, đi tiểu thường xuyên hay cảm thấy đói... là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị tiểu đường.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/dinh-duong/cach-quan-ly-luong-duong-trong-mau-tai-noi-lam-viec-936765.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY