Bệnh văn phòng hôm nay

Cách tránh bệnh khi phải ôm máy tính

Làm cách nào để giữ sức khỏe khi công việc không cho phép bạn xa rời máy tính?

máy tính gây ra nhiều chứng bệnh về mắt, cơ, xương khớp nhưng nó lại là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Làm cách nào để giữ sức khoẻ khi công việc không cho phép bạn xa rời máy tính?

Đặc thù của những người “ôm” máy tính là chỉ hoạt động tay và mắt, lại hay ngồi lâu một tư thế ở phòng lạnh khiến máu huyết ít lưu thông, mỏi cơ gáy sau cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau thắt lưng, mỏi cổ, mỏi mắt; cánh tay vươn ra, đầu cúi thấp, khiến eo lưng đau nhức, vai tê mỏi, mất cảm giác… gây chứng bệnh đau vai gáy. Ngoài ra, còn hay bị các chứng đau gân, đau cổ tay, đau ngón giữa và ngón trỏ do liên tục gõ phím.

Còn hàng loạt chứng bệnh khác do sử dụng nhiều thời gian bên máy tính như: “Mặt màn hình” - sắc mặt không biểu lộ tình cảm; chứng “Chân cà rốt” - ngồi lâu chân sưng phù, mạch máu lồi lên báo hiệu bệnh tĩnh mạch cong và sưng; khô da, mỏi mắt do bộ hiện huỳnh quang máy tính luôn biến hóa, các hình ảnh thay đổi liên tục khiến mắt bị kích thích, nheo mắt nhiều giờ gây chứng mỏi mắt...

Theo BS Trần Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sức khoẻ cộng đồng, để phòng bệnh do làm việc nhiều bên máy tính cần có tư thế ngồi, cách vận động và khoảng nghỉ phù hợp.

Cần giữ tư thế đúng (khi gõ, phải giữ cổ tay thẳng, khuỷu tay ở góc 90 độ). Nên có tấm lót chuột chống mỏi cổ tay để tránh chứng khớp cổ tay, dùng bàn phím kèm touch pad thay chuột (ở góc phải dưới bàn phím), hoặc dùng bàn phím ngắn (không có phím số bên phải) để cánh tay bớt phải vươn xa.

Để không mỏi tay do di chuột nên chọn chuột bấm nhẹ và nhạy, vừa lòng bàn tay, hình chuột lượn theo lòng bàn tay mới thoải mái, chuột dẹt giúp bớt duỗi cổ tay, giảm lực đè lên cổ tay. Khi thấy bị đau, tê ở cổ tay, các đầu ngón tay có cảm giác nhói, đau mỏi vùng cổ có thể do dùng chuột không đúng cách, cần phải đi khám sớm để điều trị đúng.

Với chứng “Chân cà rốt”, BS Thông khuyên sau 1 giờ làm việc nên đứng dậy làm 10 lần động tác đứng lên quỳ xuống để cải thiện sự luân chuyển của tĩnh mạch chi dưới. Nên cử động chân thường xuyên với những động tác thể dục đơn giản. Nếu phát hiện đôi chân nặng, mỏi, sưng phù cần đi khám ngay. Thường xuyên vệ sinh bàn phím, bề mặt bàn bằng dung dịch kháng khuẩn sẽ ngăn được nhiễm khuẩn.

máy tính

- Chọn ghế xoay, độ cao phù hợp để “ôm” máy tính. Ngồi cần dựa lưng và mông sát vào lưng ghế để vững cột sống.

- Hai chân chạm đất, đủ rộng để chân giang tự do. Bàn chân vuông góc với cổ chân, cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với hông và trục cơ thể.

-Cổ tay đặt bàn tay lên gõ phím cần vuông cánh tay - cẳng tay tại khuỷu tay.

-Cột sống luôn thẳng, giữ được đường cong tự nhiên ở cổ và thắt lưng.

- Mắt nhìn xuống máy tính (từ trên xuống).

Cần ngồi máy tính đúng. Nên có chiếc ghế tốt để có thể dựa lưng hoàn toàn, thẳng (không quá cúi về phía trước hay quá ngả về phía sau). Màn hình máy tính ngang tầm mắt. Bàn làm việc phải đỡ được cổ tay và khuỷu tay. Chú ý không ngồi quá lâu ở một tư thế và cần nghỉ sau 45 – 60 phút làm việc để đi lại, vận động giúp cơ lưng đỡ mỏi, thư giãn cột sống. Nếu đau cột sống, cần phải điều trị sớm kẻo để lâu sẽ khó chữa.

Để tránh bị đau cổ, màn máy tính nên để ngang tầm mắt và cổ không bị nghiêng khi làm việc. Nếu là laptop, có thể đặt dưới vài cuốn sách để nâng màn hình lên vừa với tầm mắt. Nên giữ ấm cho xương cổ khi ở trong phòng điều hòa. Mỗi ngày tập các động tác cổ 2 lần, nếu mỏi cổ hãy xoa bóp cho gáy nóng lên để khí huyết lưu thông.

3. Bảo vệ đôi mắt

Ths Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Thể - Tâm - Trí (Tây Hồ, Hà Nội) khuyên nên để mắt cách màn hình trên 30cm, độ sáng vừa phải. Khi mỏi mắt hãy luyện cho mắt bằng cách nhìn cây xanh (màu xanh mát mẻ của cây lá rất tốt để thư giãn mắt), hoặc đơn giản là nhìn ra xa để mắt được nghỉ. Quá trình “ôm” máy tính nên thường xuyên uốn lưỡi lên phía mũi, nhướn mắt ra khỏi màn hình để mắt và cơ mặt được thay đổi, tránh chứng “Mặt màn hình”.

Ths TS Đinh Yên Lục, BV Mắt Quốc tế khuyến cáo không nên làm việc quá lâu với máy tính để tránh cho mắt phải làm việc quá nhiều, gây rối loạn điều tiết, lâu dài sẽ bị khô mắt. Chứng khô mắt là do dùng máy tính kéo dài do nhìn gần, mắt điều tiết nhiều, tiết nước mắt ít hơn, bốc hơi nước của phin nước mắt…Khi thấy mắt có những biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, nhìn nhòe mờ, khô mắt nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định dùng Thu*c chống mỏi mắt, hay bổ sung nước mắt nhân tạo dạng nước, gel giúp điều tiết cho mắt.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-tranh-benh-khi-phai-om-may-tinh-3855.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY