Tâm sự hôm nay

Cầm tờ xét nghiệm trên tay, tôi ngây người nhớ lại hôm ấy vợ thà để con Ch?t trên bàn mổ chứ nhất quyết không cho tôi vào thử máu

Tôi loạng choạng suýt ngã, chuyện động trời như vậy mà vợ lại giấu tôi.

Lúc này tâm trạng tôi đang hỗn loạn lắm. Tôi nghĩ ai gặp trường hợp giống mình rồi cũng như vậy thôi. Thời gian của tôi ở trên đời này mong manh như sợi chỉ. Suy cho cùng, tất cả cũng là lỗi của tôi.

Tôi từng là một thằng đàn ông không ra gì. ngày ấy cưới vợ vì có con trước, thành ra tôi nuối tiếc cuộc sống độc thân nên có gia đình vẫn chơi bời không thiếu chỗ nào. nhiều lúc tôi nghĩ, may mắn đó là vợ mình. nếu là người khác, chắc chắn họ sẽ chẳng ở được với tôi quá một năm.

Có một thời điểm tôi kinh doanh thất bát nên sinh ra chán nản. tôi lao đầu vào rượu chè rồi chơi bời với đám bạn xấu. trong số những người bạn đó, tôi đã có quan hệ tình cảm với thùy.

Là một người sành sỏi nên Thùy đã đẩy tôi vào lưới tình của cô ta. Lúc ấy, tôi còn định bỏ vợ con để chạy theo bồ. Cho đến khi bị cô ta lấy sạch tiền, tôi mới tỉnh ngộ và quay về.

Gần hai năm nay, tôi tu chí làm ăn để chuộc lỗi với gia đình. cuộc sống vợ chồng con cái của chúng tôi rất hạnh phúc, tôi cũng luôn cố gắng để bù đắp cho vợ. nhưng số phận nghiệt ngã vẫn không buông tha, mấy tháng trước trên đường đi học về, con tôi bị ô tô tông trúng. khi tôi đến bệnh viện, bác sĩ đang cố hết sức để cứu con trong phòng phẫu thuật.

Một lúc sau, y tá chạy ra hỏi nhóm máu của vợ chồng tôi vì con bị mất quá nhiều máu, vợ tôi xung phong nhận hiến máu chứ nhất quyết không cho chồng đi khám mọi người ạ. Tôi vẫn thấy lạ, chẳng hiểu sao vợ lại phản ứng như vậy.

Cho đến hôm vừa rồi, tôi nhận được một lá thư từ thùy, người tình cũ của tôi. cô ta nói cô ta muốn xin lỗi tôi vì tất cả. nhưng điều làm tôi Ch?t sững chính là lời nhắn gửi muốn tôi đi xét nghiệm hiv. người tình của tôi bị bệnh này và đang sống những ngày cuối đời trong đau khổ.

Tôi vội vã đến bệnh viện xét nghiệm. Quả thật, tôi cũng bị nhiễm HIV mọi người ạ. Thấy kết quả mà tôi cầm về, vợ thẫn thờ hỏi: "Anh biết rồi à". Thì ra vợ tôi đã biết mọi chuyện trong một lần cả nhà đi khám sức khỏe định kỳ. Sợ tôi suy nghĩ, vợ mới giấu chuyện này.

Tôi chẳng biết mình nên vui hay buồn nữa. Vì ít nhất thì 2 năm nay vợ chồng tôi Tr*nh th*i bằng bao cao su nên vợ không bị nhiễm bệnh. Nhưng tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng lắm. Bây giờ biết bệnh rồi, tôi có nên ly hôn vợ để tránh trở thành gánh nặng của cô ấy không?

(huyhoang453...@gmail.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cam-to-xet-nghiem-tren-tay-toi-ngay-nguoi-nho-lai-hom-ay-vo-tha-de-con-chet-tren-ban-mo-chu-nhat-quyet-khong-cho-toi-vao-thu-mau-2020012021234347.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY