Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cần lưu ý gì khi dùng củ dền Y học cổ truyền

Củ dền có rất nhiều công dụng, tuy nhiên khi sử dụng loại củ này, chúng ta cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Ngườicó tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép.

- Vì nước ép củ dền rất mạnh, không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó. Đối với người mới bắt đầu uống, hãy ép nửa củ dền loại trung bình mỗi tuần một lần, từ từ tăng lên ép nguyên củ mỗi tuần một lần. Nước ép củ dền này rất mạnh cho nên có thể gây ra chóng mặt trong quá trình tẩy sạch khi chất độc đang được loại bỏ. Quá trình này có thể gây ra khó chịu trong người nhưng không có gì phải lo lắng. Trong thời gian này, uống nhiều nước cũng để bài tiết chất độc ra

- Nước củ dền có thể tác hại nếu dùng để pha sữa; do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa.

Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước củ dền bổ cho máu. Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4,5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Ngộ độc có liên quan đến rau củ là ngộ độc chất nitrate có trong thành phần một số loại rau củ, trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb) làm cho trẻ biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến Tu vong. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền.

lưu ý, sử dụng củ dền đỏ sống sẽ tốt hơn khi luộc hoặc muối.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-luu-y-gi-khi-dung-cu-den-y-hoc-co-truyen-15145.html)

Tin cùng nội dung

  • Rảo quanh các hàng rau, thấy có những củ màu đo đỏ - tim tím, nhìn thấy có vẻ đẹp mắt, đó chỉ là vẻ bề ngoài của củ dền. Còn nhiều điều lợi ích từ củ dền mà chúng ta chưa biết đến...
  • Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người có tuổi, là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống...
  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Bỏng ngô, sữa chua, ngũ cốc…là những loại thực phẩm bạn có thể sử dụng để ăn nhẹ lúc đêm khuya mà không sợ tăng cân hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Tuổi dậy thì được đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Trong thời kỳ này, sự bất thường về kinh nguyệt với những hiện tượng như: hành kinh thất thường, rong kinh, chậm kinh, bế kinh...
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Mùa hè năm nay được dự báo sẽ khô nóng hơn mọi năm. Giữa trưa nóng mà có được cốc nước mát giàu giá trị bảo vệ sức khỏe để thưởng thức thì còn gì bằng.
  • Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức, thêm vào đó do trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa làm cho trẻ bị xuất tiết nhiều mồ hôi nên dễ bị thiếu nước.
  • Gan là một loại thực phẩm tuyệt vời cho máu vì nó chứa hàm lượng sắt rất lớn. Cứ 100gr gan gà thì có chứa 9mg sắt rất có ích cho cơ thể.
  • Nếu bạn đang giữ thói quen nấu củ cải trắng cùng cà rốt hay ăn chung thịt bò và tôm thì hãy bỏ ngay đi nhé, chúng không tốt chút nào đâu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY